Hành động đẹp sau chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia tại điểm cầu Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 13-10, gần 40 tình nguyện viên đến từ Hội yêu rác Pleiku đã nán lại cùng các công nhân vệ sinh dọn dẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) sau khi chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia tại điểm cầu Gia Lai kết thúc.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 đã diễn ra vào 8 giờ 30 phút, ngày 13-10-2024 với sự tranh tài của 4 nhà leo núi xuất sắc nhất: Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Phú Yên); Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai); Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế); Nguyễn Nguyên Phú (Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội).

img-4178-139.jpeg
100% dụng cụ dọn rác hội đều tự chuẩn bị và mang đến hỗ trợ nhặt rác tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: Hoàng Hoài.

Được biết, đây là cầu truyền hình đầu tiên về với Gia Lai nên từ sáng sớm Hội yêu rác Pleiku đã huy động tình nguyện viên đến tham gia cổ vũ cho nhà leo núi Nhật Minh của tỉnh Gia Lai tại Quảng trường Đại Đoàn Kết và hỗ trợ đội công nhân vệ sinh dọn dẹp sau sự kiện.

img-4188-599.jpeg
Gần 40 tình nguyện viên chia đều các khu vực trên Quảng trường Đại Đoàn Kết để dọn rác. Ảnh: Hoàng Hoài

Chị Nguyễn Thị Hoài Thương-thành viên Hội yêu rác Pleiku-chia sẻ: "Sự kiện này thu hút đông đảo các bạn học sinh và người dân trong tỉnh tham gia nên lượng rác thải chắc chắn nhiều hơn thường ngày. Hội huy động toàn bộ lực lượng và dụng cụ như: kẹp gắp, bao tay, túi rác, xe vận chuyển,... để hỗ trợ các công nhân vệ sinh. Đồng thời, qua sự kiện này hội cũng muốn lan toả ý thức nhặt rác nơi công cộng, góp phần bảo vệ cảnh quan xanh-sạch-đẹp tại Quảng trường Đại Đoàn Kết trước các điểm cầu khác trên cả nước".

Chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau khi sự kiện kết thúc, các tình nguyện viên đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh, thu gom và phân loại rác. Rác sau phân loại được chuyển đến địa điểm tập kết vận chuyển xử lý theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

Tài năng “nhí” làng Bok Ayơl

(GLO)- Hình ảnh cậu bé Husy (11 tuổi, làng Bok Ayơl, xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đứng trên sân khấu say sưa diễn tấu tiết mục “Độc tấu t’rưng-Buôn làng ấm no” tại Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn tỉnh lần thứ III diễn ra hồi tháng 10 vừa qua đã để lại ấn tượng thật khó phai.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Dân dã nộm rau dớn

Dân dã nộm rau dớn

Ở vùng Tây Bắc, rau dớn là loài rau mọc tự nhiên bên bìa rừng, ven suối, quanh năm xanh tốt; là nguồn thực phẩm xanh tự nhiên, sạch và bổ dưỡng. Mỗi khi đi vào rừng hay ra suối, người Tày đều hái những ngọn rau dớn xanh non mơn mởn về chế biến món ăn.

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Hiên nhà nhớ mẹ

Hiên nhà nhớ mẹ

(GLO)- Lúc còn nhỏ, mẹ dạy tôi biết yêu sự tinh khôi của buổi sáng, bố dạy tôi thấm thía từng chiều. Và có lẽ tâm hồn tôi đã đầy ắp những cảm xúc từ thuở ấy.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Nữ nghệ nhân tật nguyền người Bahnar ở làng Tờ Mật

Nữ nghệ nhân tật nguyền người Bahnar ở làng Tờ Mật

(GLO)- Sinh ra đã bị tật nguyền, chị Đinh Thị Hme (46 tuổi, làng Tờ Mật, xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phải gánh chịu bao thiệt thòi của số phận. Song với nghị lực phi thường cùng đôi bàn tay tài hoa, chị trở thành một trong những nghệ nhân của làng khi dệt nên những thước thổ cẩm tinh xảo.