GS.TS Toshio Koike: “Con người cần thay đổi hành vi để có thể ứng phó với tác động của tự nhiên trong tương lai”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội thảo quốc tế với chủ đề “Môi trường nước và cộng đồng ở Huế” diễn ra tại Huế vào trung tuần tháng 8 đã đề cập đến những giải pháp liên quan đến việc quản lý môi trường nước, góp phần phát triển bền vững đô thị Huế trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, phóng viên đã có dịp phỏng vấn GS.TS Toshio Koike, Trung tâm phục hồi đô thị bền vững (Đại học Tokyo) về những vấn đề và giải pháp đặt ra nhằm đối phó với những thách thức được dự báo sẽ càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tác động biến đổi khí hậu.

Thưa Giáo sư Toshio Koike, đầu năm nay, ngày 20-1-2010, Hội thảo “Môi trường nước và cộng đồng ở Huế” đã được tổ chức tại Tokyo giữa các nhà chuyên môn hai phía và lần này, hội thảo với cùng chủ đề được tổ chức tại Huế. Điều ông cảm thấy thú vị và ý nghĩa tại hội thảo lần này là?

Điều tôi thấy thú vị là tại hội thảo này có sự thảo luận của tất cả các ngành liên quan tới môi trường nước và cộng đồng, ví dụ như ngành thủy văn, quản lý nước đô thị, phòng chống bão lụt, lịch sử, văn hóa… Như vậy, điều quan trọng là có sự thảo luận đa ngành. Như bạn thấy trong bài trình bày của tôi đã đề cập đến sự tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau như sử dụng nguồn nước, về sinh thái, y tế, sức khỏe cộng đồng, về công nghiệp, nông nghiệp… nên điều quan trọng là cần có sự chia sẻ suy nghĩ, hiểu biết của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với tất cả mọi người và đây chính là những kiến thức, dữ liệu đa ngành cung cấp thông tin cho cộng đồng. Tên tiếng Anh của hội thảo này là Vietnam- Japan workshop Wateralong Community, “Wateralong” là từ mới có nghĩa là những cộng đồng sống cạnh những bờ nước, dòng nước, môi trường nước và nó nhấn mạnh sự tương tác giữa các cộng đồng và nước. Đây chính là điểm quan trọng mà chúng tôi muốn nói, tức là làm sao để các cộng đồng có sự tương tác với nước, kể cả sự tương tác với lũ lụt nếu xảy ra.
GS.TS Toshio Koike. Ảnh: Ngọc Hà
GS.TS Toshio Koike. Ảnh: Ngọc Hà
Theo ông, việc quản lý môi trường nước tại Huế, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay cần quan tâm đến vấn đề gì?

Tôi nghĩ có 3 vấn đề lớn về mặt tự nhiên, đó là lũ sẽ tăng lên, hạn hán sẽ tăng lên và mực nước biển dâng. 3 vấn đề lớn đó là tác động của tự nhiên mà chắc chắn khi xảy ra sẽ gây tác động nghiêm trọng, vì Huế có hệ thống đầm phá lớn và nhiều con sông. Bên cạnh đó có những tác động của con người ví dụ như vấn đề gây ô nhiễm nước hay sử dụng đất. Chúng ta phải kết hợp các vấn đề về mặt tự nhiên và vấn đề của con người như vậy để có cách thích nghi đối với biến đổi khí hậu. Hiện nay đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nước ở nhiều nơi và các vấn đề về sử dụng đất, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi hành vi của mình, thay đổi những vấn đề hiện có thuộc về con người để có thể ứng phó với tác động của tự nhiên trong tương lai.

Ông có thể nói cụ thể hơn về những giải pháp để ứng phó với tác động và thách thức của biến đổi khí hậu đối với môi trường nước ở Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung?

Tôi nghĩ là có hai hành động cần thiết phải có. Thứ nhất, các nhà kỹ thuật và nhà khoa học phải làm thế nào để chuyển giao hay chia sẻ những nghiên cứu khoa học của mình thành những kiến thức có thể hiểu được đối với người dân. Điều đó rất quan trọng vì chúng ta nghiên cứu nhưng làm thế nào để đưa kiến thức đó cho người dân và làm cho họ hiểu được. Thứ hai là chính những người dân và cộng đồng sau khi đã hiểu và có những thông tin cần thiết như vậy thì phải ra quyết định vì thực ra trong nghiên cứu khoa học, những dự báo có những sai số nhất định cho nên cần đưa ra bàn bạc cụ thể với cộng đồng, người dân và các bên liên quan để cuối cùng có hành động cụ thể. Tôi nghĩ điều rất quan trọng là mình phải nhìn lại lịch sử và vai trò về mặt văn hóa của nước đối với văn hóa và lịch sử của chúng ta, có như vậy mình mới có thể đưa ra cái “minh triết” cho cuộc sống của mình vì nước chính là cuộc sống. Một khi chúng ta đã rút tỉa được cái “minh triết” như vậy mới là điều quan trọng nhất.

Đó là về các nhà khoa học và người dân, còn ở một tầm vĩ mô hơn, về phía chính quyền, theo ông cần phải có chiến lược như thế nào đối với vấn đề này?

Tôi nghĩ đầu tiên nhất là chính quyền địa phương cần có lời mời các chuyên gia, các nhà khoa học để họ nghiên cứu một cách tổng quan và hệ thống nhất, sau đó là chia sẻ kết quả đó với người dân.

Được biết các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tokyo đã dành mối quan tâm đối với môi trường nước ở Huế từ hơn một năm qua và đã có những kết nối ban đầu với một số nhà nghiên cứu ở Huế, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ông có thể cho biết về sự hợp tác này?

Chúng tôi vừa có trao đổi với Hiệu trưởng đại học Khoa học Huế, PGS.TS. Nguyễn Văn Tận về những bước hợp tác tiếp theo và chúng tôi cũng đang chuẩn bị một dự thảo về thỏa thuận hợp tác thời gian tới. Tới đây giữa Trường đại học Khoa học Huế và Trường cao học công nghệ của Đại học Tokyo sẽ có thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực về công nghệ liên quan tới nước, ví dụ như tác động của môi trường nước đối với sức khỏe hay tác động của biến đổi khí hậu đối với quản lý nước đô thị. Và một khía cạnh hợp tác rất quan trọng nữa là nghiên cứu về lịch sử của các cộng đồng ở Huế, vì điều này rất quan trọng đối với văn hóa và cộng đồng nói chung. Hiện 3 khoa của Trường cao học công nghệ của chúng tôi là khoa kiến trúc đô thị, khoa dân dụng và khoa công nghệ đô thị đang hợp tác để nghiên cứu về vấn đề này.

Trong khuôn khổ của hội thảo, các đại biểu tham dự đã có một ngày tham quan thực tế các công trình hồ chứa, đập thủy điện đầu nguồn sông Hương và các kênh, hồ trong Kinh thành Huế. Sau ngày tham quan này, ông có nhận xét gì về hệ thống hồ, đập thủy điện ở Huế và ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trong quản lý môi trường nước ở Nhật Bản?

Tôi thấy hiện nay ở Huế có đập thủy điện Bình Điền và đập thủy lợi và hồ Tả Trạch là để ngăn lũ lụt. Theo tính toán về lượng nước mưa của chúng tôi thì hoàn toàn có thể sử dụng đập thủy lợi để vận hành và cũng có tác dụng điều tiết lũ lụt, điều đó rất quan trọng. Hiện nay cục về môi trường và cơ quan về khí tượng thủy văn ở Nhật cũng đang hợp tác với Việt Nam để chuẩn bị sẵn những tài liệu về chia sẻ kinh nghiệm cụ thể trong xây dựng đập đa chức năng. Trong báo cáo của tôi tại hội thảo lần này cũng đã đề cập đến việc xây dựng quy trình vận hành cho các hồ, đập đầu nguồn sông Hương để kiểm soát lũ ở hạ lưu sông Hương. Đây là những ý tưởng và đề xuất để phía tỉnh có sự tham khảo.

Xin cảm ơn Giáo sư về những thông tin này!

Ngọc Hà (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.