Dự án trồng rừng WB3 ở Tuy Phước:

Giúp người dân nâng cao thu nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian qua, huyện Tuy Phước đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án (DA) trồng rừng WB3 (do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi). Qua triển khai thực hiện DA đã góp phần nâng độ che phủ của rừng, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân tại địa phương.

Chăm sóc rừng trồng WB3 trên địa bàn xã Phước Thành (Tuy Phước).
Chăm sóc rừng trồng WB3 trên địa bàn xã Phước Thành (Tuy Phước).

Đến nay, qua 8 năm (2005-2013) thực hiện DA WB3, người trồng rừng ở các xã của huyện Tuy Phước tham gia DA được hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); giải ngân kịp thời nguồn vốn vay phục vụ việc đầu tư trồng, thâm canh rừng đúng kế hoạch đề ra. Nhờ vậy, diện tích rừng trồng theo DA WB3 đã được người dân áp dụng đúng các quy trình thâm canh, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo chu kỳ phát triển, sinh trưởng, phát triển tốt, tỉ lệ cây sống đạt trên 95%.

Ông Nguyễn Bay, Trưởng Phòng NN-PTNT kiêm Phó Ban quản lý DA WB3 huyện Tuy Phước, cho biết: Qua triển khai DA, đã có 555 hộ dân ở 2 xã Phước An và Phước Thành tham gia trồng được 1.060 ha rừng, với 2 loại cây trồng chính là keo lai và bạch đàn cấy mô. Để tạo thuận lợi cho công tác trồng rừng, huyện đã kịp thời cấp GCNQSDĐ cho 100% số hộ tham gia trồng rừng; giải ngân vốn vay kịp thời với tổng số tiền trên 10,8 tỉ đồng cho việc đầu tư chăm sóc rừng tại địa phương, bình quân mỗi ha được vay từ 10 - 20 triệu đồng. Riêng trong năm 2013, người dân tham gia DA WB3 đã triển khai trồng mới và khai thác rừng cũ trồng lại gần 103 ha, được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân cho vay trên 600 triệu đồng.

Đến nay, trên địa bàn 2 xã Phước An, Phước Thành đã có 270 ha rừng trồng được khai thác, với mức thu nhập từ 80-120 triệu đồng/ha; sau khi trừ chi phí, người trồng rừng có lãi từ 45 - 70 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, nhiều diện tích đất trống đồi trọc, diện tích đất lâm nghiệp kém hiệu quả trước đây trên địa bàn xã Phước An và Phước Thành đã được chuyển đổi đưa vào trồng rừng WB3, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Theo ông Trương Văn Nguyên, cán bộ phụ trách DA WB3 của xã Phước Thành, toàn xã đã trồng hơn 540 ha rừng, chủ yếu là trồng keo lai, với 316 hộ nông dân tham gia. Trong đó, có 150 ha rừng trồng từ năm 2005 - 2006 đã đến chu kỳ khai thác, bình quân thu nhập 1 ha trên 100 triệu đồng, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Bây giờ nói đến trồng rừng WB3 thì bà con nông dân hưởng ứng rất mạnh mẽ, ngay cả những diện tích trồng cây điều kém hiệu quả tại địa phương cũng được bà con chuyển hết sang trồng rừng nguyên liệu giấy.

Có thể khẳng định rằng việc trồng rừng WB3 ngoài đem lại lợi ích thiết thực về môi trường sinh thái; đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng; đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn ở địa phương, với các công việc như: xử lý thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, phát dọn rừng, trồng lại rừng sau thu hoạch...

NGUYỄN QUÝ

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null