Giảm mức phạt khi mua bán ngoại tệ trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2014 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ.
Giảm mức phạt khi mua bán ngoại tệ trái phép. (Ảnh: KT)
Giảm mức phạt khi mua bán ngoại tệ trái phép. (Ảnh: KT)
Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi sẽ được giảm xuống mức 10-20 triệu đồng, thay vì mức phạt hiện nay là 80-100 triệu đồng. Sự thay đổi hàng loạt mức phạt trong lĩnh vực quy đổi ngoại tệ của người dân là sau vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng gần đây.
Hiện tại, hành vi đổi, mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi mức phạt đang quy định lên tới 80-100 triệu đồng bất kể mệnh giá quy đổi ngoại tệ. Đi kèm với mức phạt này, Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng biện pháp tịch thu tang vật ngoại tệ và tiền đồng.
Với các hành vi chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật cũng sẽ bị phạt tiền 40-80 triệu đồng. Đối với các điểm giao dịch ngoại tệ hợp pháp nếu không niêm yết tỷ giá mua, bán; niêm yết không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng... nếu bị phát hiện cũng sẽ bị xử phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.
Dự thảo lần này cũng bổ sung thêm một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực thu đổi ngoại tệ đến mức phải xử phạt. Cụ thể, các tổ chức tín dụng, đại lý thu đổi mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá; thu phí giao dịch; ủy quyền làm đại lý chi, trả ngoại tệ... không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị phạt tiền 40-80 triệu đồng.
Tổng kết từ khi Nghị định số 96/2014 có hiệu lực đến hết ngày 31/5/2018, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã phát hiện và xử phạt tổng cộng 520 vụ vi phạm hành chính cùng 1 vụ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phương Hoài/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Công chức Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh: Nhanh chóng vận hành ổn định theo mô hình mới

(GLO)- Sau khi được thành lập theo mô hình mới, Đội thuế liên huyện Pleiku-Ia Grai-Chư Păh thuộc Chi cục Thuế khu vực XIV đã nhanh chóng sắp xếp, ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thuế kịp thời, thông suốt.

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.