Giả làm "con nuôi" lãnh đạo cấp cao để lừa tiền đền bù giải phóng mặt bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bị can Vũ Thị Thanh nói dối có mẹ nuôi nguyên là lãnh đạo cấp cao ở Quốc hội và hứa sẽ giúp ông Cường được đền bù nhiều tiền hơn nếu ông chuyển tiền và làm theo hướng dẫn của Thanh.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Vũ Thị Thanh (sinh năm 1975, trú tại phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a, Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, năm 2017, ông Ngô Đăng Cường (sinh năm 1962) sở hữu nhà số 8 khu Bắc Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Căn nhà này trong diện giải tỏa để thực hiện dự án cải tạo nâng cấp và chỉnh trang Quốc lộ 6 qua địa phận thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.

Theo các quyết định số 7660/QĐ-UBND, số 7674/QĐ-UBND cùng ngày 13/10/2017 của Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ về việc thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, gia đình ông Cường được bồi thường, hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 6313/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ phê duyệt bổ sung phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, gia đình ông Cường được bồi thường, hỗ trợ bổ sung số tiền hơn 183 triệu đồng.

Khoảng tháng 11/2021, ông Cường quen biết với Vũ Thị Thanh và có nói với bị can về việc đền bù, giải tỏa nêu trên.

Khi đó, Thanh nói đền bù như thế là không thỏa đáng và hứa sẽ giúp ông Cường được đền bù nhiều tiền hơn.

Để tạo lòng tin cho ông Cường, Thanh nói dối có mẹ nuôi nguyên là lãnh đạo cấp cao ở Quốc hội.

Thậm chí Thanh còn lấy điện thoại giả vờ gọi điện thoại cho “mẹ nuôi” và được đồng ý giúp đỡ với chi phí 50 triệu đồng.

Ngày hôm sau, ông Cường giao tiền cho Thanh mà không có giấy biên nhận.

Sau đó, Thanh tiếp tục nói dối ông Cường việc mình là em nuôi của một lãnh đạo cao cấp của Chính phủ và đang làm thư ký cho vị lãnh đạo này.

Theo lời Thanh, người “anh nuôi” này tư vấn rằng nếu ông Cường muốn lấy tiền đền bù, phải chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ có nhiều ưu đãi hơn.

Chủ doanh nghiệp phải có sim số đẹp, tài khoản ngân hàng số đẹp, điện thoại đắt tiền. Việc làm như thế nào để Thanh lo hết.

Tin lời, ông Cường tiếp tục nhiều lần đưa tiền cho Thanh mà không có giấy biên nhận.

Đến tháng 5/2022, Thanh tiếp tục đưa ra thông tin gian dối về việc nhờ sự giúp đỡ của Thanh mà ông Cường trở thành chủ doanh nghiệp và được mua 1.500m2 đất ở huyện Quốc Oai với giá ưu đãi.

Thanh nói mọi thủ tục mua bán đất để Thanh lo hết, ông Cường chỉ việc đưa tiền.

Tin lời Thanh, ông Cường đã nhiều chuyển tiền cho Thanh để mua đất, đóng cho địa chính, đóng thuế... Cơ quan tố tụng xác định Thanh đã chiếm đoạt của ông Cường hơn 1,8 tỷ đồng và chi tiêu cá nhân hết.

Quá trình quen biết với Thanh, do tin Thanh là con nuôi lãnh đạo cấp cao và thư ký cho một lãnh đạo cấp cao khác, có nhiều mối quan hệ rộng, tháng 5/2022, ông Cường đã giới thiệu Thanh cho anh trai ruột là ông Ngô Đăng Lai (sinh năm 1955, ở quận Hà Đông, Hà Nội) để nhờ công việc có liên quan đến nhà đất.

Ông Lai đang có mảnh đất thuộc khu Bãi Rừng (đất nông nghiệp) thuộc phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội) chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng Đất và ông Nguyễn Đình Tuế (sinh năm 1961, là thông gia với gia đình ông Cường) đang có mảnh đất dịch vụ và mảnh đất Bãi Rừng thuộc phường Đồng Mai, quận Hà Đông, chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng Đất.

Hai ông nhờ Thanh giúp các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thanh nhận lời với mức "chi phí" gần 190 triệu đồng để giải quyết vụ việc.

Sau khi nhận tiền, Thanh không thực hiện lời hứa mà sử dụng, chi tiêu cá nhân hết.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.