Gia Lai: Triển khai giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai vừa có  về sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh trong trường hợp thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19.
Theo đó, các giải pháp sản xuất, tiêu thụ được thực hiện như sau: Đối với hoạt động sản xuất: Trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản vẫn thực hiện theo kế hoạch sản xuất được phê duyệt; tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để điều chỉnh cho phù hợp; ưu tiên cung ứng cho người tiêu dùng địa phương, giảm áp lực do phải tiêu thụ nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn. Ở khâu nhập giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống thủy sản nên nhập của đối tác truyền thống, tin cậy, có thông tin xuất xứ rõ ràng; liên kết những người nuôi trồng, cung ứng với nhau, để tăng khả năng điều tiết, phân phối. Trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt, cây trồng vật nuôi cần phải chăm bón, cho ăn, chăm sóc mà phải cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì người dân, trang trại tìm giải pháp phù hợp. 
Trong bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm: Củng cố và phát triển các mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ trở thành đại diện, trung gian cần thiết giữa nông hộ và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ; xây dựng, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối nông sản. Người dân, doanh nghiệp thu gom, chế biến nông sản cần nâng tối đa công suất chứa đựng tại các kho chứa, kho bảo quản nông sản như lúa, bắp. Tăng cường năng lực chế biến của các doanh nghiệp, phát huy tối đa công suất chế biến sản phẩm. Đưa ra dự báo về sản lượng thu hoạch, thời điểm thu hoạch sản phẩm; trước mắt kết nối, tiêu thụ với người mua truyền thống, người mua ở gần, sử dụng mạng inrenet để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Các nhóm hộ sản xuất cần liên kết thành lập nhóm tiêu thụ sản phẩm, thành lập đầu mối làm nhiệm vụ tổng hợp, kết nối, phân phối vào các điểm bán hàng trong khu dân cư, các chợ tạm, chợ truyền thống tại địa phương; phần còn lại cung ứng cho các chợ lớn: chợ trung tâm các huyện/thị xã; đặc biệt là chợ đêm tại TP. Pleiku, mở rộng cung ứng cho bếp ăn tập thể tại các trường học, khu công nghiệp và các doanh trại quân đội đóng chân trên địa bàn. Trong trường hợp khó khăn đầu ra thì tổng hợp số lượng, chủng loại, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để triển khai các biện pháp tháo gỡ.
Công nhân làm việc tại Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Công nhân làm việc tại Trung tâm Chế biến rau quả DOVECO Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy
Về phương án vận chuyển nông sản thực phẩm: Trước khi vận chuyển nông sản thực phẩm ra vào vùng dịch, người vận chuyển phải thông báo ngay các thông tin đến email, Zalo hoặc đường dây nóng của Sở Giao thông-Vận tải hoặc các chốt kiểm soát địa phương để được hỗ trợ, hướng dẫn, tránh kéo dài thời gian kiểm tra tại các chốt có thể làm hư hỏng sản phẩm. Lái xe và người bốc dỡ nông sản theo xe phải thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch khi đi vào vùng dịch theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT: Khi chưa thực hiện Chỉ thị 16, có kế hoạch tranh thủ các thời cơ dịch bệnh chưa bùng phát tại các đại phương để tổ chức sản xuất kinh doanh. Khi sản xuất kinh doanh phải đặc biệt lưu ý quản lý nhân sự, công nhân một cách rõ ràng, minh bạch; thực hiện tổ Covid cộng đồng tại đơn vị để chỉ đạo và quản lý theo dõi sức khỏe người lao động; thực hiện tốt quy trình 5K của Bộ Y tế trong quá trình sản xuất kinh doanh; thực hiện di chuyển đúng theo quy định “1 cung đường, 2 điểm đến” cho toàn bộ người lao động của doanh nghiệp...
Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp nằm trong vùng thực hiện Chỉ thị 16 thì điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với trước tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài. Điều chỉnh nhân sự, người lao động phù hợp để vừa sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện giản cách theo quy định và tiếp tục theo dõi quản lý người lao động một cách chặt chẽ, phát huy tốt vai trò tổ Covid cộng đồng trong cơ quan, đơn vị. Lập ngay phương án 3 tại chỗ cho sản xuất kinh doanh an toàn (làm việc tại chỗ, ăn tại chỗ, ngủ nghỉ tại chỗ). Tuân thủ tuyệt đối 5K của Bộ Y tế; tổ chức xét nghiệm nhanh tại nơi làm việc cho người lao động theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Lập phương án vận chuyển lưu thông hàng hóa theo đúng quy định của Bộ Giao thông-Vận tải và địa phương quy định...
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.