Gia Lai: Lấy ý kiến về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 8-3, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Các Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long và Trần Bá Công chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Văn hóa-Xã hội (HĐND tỉnh), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và gần 100 đại biểu là lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT, các trường phổ thông thuộc và trực thuộc Sở GD-ĐT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên cấp huyện.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Long phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Theo báo cáo tại hội nghị, những năm qua, các trường THPT trên địa bàn tỉnh áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện ở bậc THCS; riêng Trường THPT chuyên Hùng Vương thi tuyển theo quy chế của trường chuyên biệt.

Ngành Giáo dục tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển sinh hàng năm theo đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, đảm bảo công bằng, khách quan, công khai, minh bạch; phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo từng giai đoạn, đảm bảo quyền được học tập của học sinh trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác tuyển sinh vào lớp 10 nhiều năm qua vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, việc phân tuyến tuyển sinh còn bất cập ở những vùng giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố và giáp ranh giữa các xã, phường, thị trấn. Đa số phụ huynh tìm cách để con em được tuyển vào các trường phổ thông công lập đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tuyển sinh hàng năm của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên.

Thêm vào đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự thu hút được học sinh tốt nghiệp THCS vào học theo mục tiêu phân luồng đến năm 2025. Việc tuyển sinh có sự mất cân đối giữa các trường THPT ở khu vực trung tâm và khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn…

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mộc Trà

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá về ưu điểm, hạn chế của các phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung trong những năm qua (xét tuyển, thi tuyển và kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển). Đồng thời, đóng góp ý kiến cho dự thảo phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo của tỉnh Gia Lai mà Sở GD-ĐT đưa ra.

Theo dự thảo, năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT dự kiến xây dựng và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt phương án thí điểm kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển đối với các trường THPT công lập không chuyên biệt trên địa bàn TP. Pleiku, gồm: Phan Bội Châu, Pleiku, Lê Lợi, Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Chí Thanh; trong đó, điểm thi tuyển là một bộ phận trong tổng điểm xét tuyển.

Đối với Trường THPT chuyên Hùng Vương và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh tiếp tục tuyển sinh lớp 10 theo phương thức như năm học 2023-2024. Riêng Trường THPT chuyên Hùng Vương sẽ không tuyển sinh 2 lớp không chuyên theo quy định mới tại Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT.

Dự thảo cũng nêu rõ, từ năm học 2025-2026, tỉnh sẽ mở rộng dần phương thức này đối với các địa phương có nhiều trường THPT và nghiên cứu triển khai từng bước phương án chỉ thi tuyển sao cho phù hợp với từng trường.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Uyên-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) góp ý cho dự thảo phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo. Ảnh: Mộc Trà
Cô Nguyễn Thị Ngọc Uyên-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) góp ý cho dự thảo phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo. Ảnh: Mộc Trà

Được biết, sau hội nghị, Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến đối với phụ huynh học sinh và các cơ quan, đơn vị có liên quan để có cơ sở tu chỉnh, hoàn thiện dự thảo phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.