Gia Lai giành 2 huy chương vàng ở Giải Cầu lông trẻ-Thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Khánh Hòa mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Theo nguồn tin của Báo Gia Lai, tại giải Cầu lông trẻ-Thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Khánh Hòa mở rộng lần thứ I năm 2023, các tay vợt nhí của Gia Lai đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.

Giải đấu diễn ra từ ngày 9 đến 11-6 tại tỉnh Khánh Hòa quy tụ hơn 300 tay vợt trẻ của 19 câu lạc bộ ở các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên như: Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, Lâm Đồng, Gia Lai, Đak Lak, Kon Tum…

Các VĐV Gia Lai đã giành được 4 tấm huy chương tại giải đấu này. Ảnh: Hùng Nguyễn ảnh 1

Các VĐV Gia Lai đã giành được 4 tấm huy chương tại giải đấu này. Ảnh: Hùng Nguyễn

Đoàn Gia Lai tham gia với 5 vận động viên (VĐV) và đã đạt được thành tích cao ngoài mong đợi. Cụ thể, VĐV Nguyễn Khả Ngân giành huy chương vàng ở nội dung đơn nữ lứa tuổi U11, Nguyễn Hiền Khuê giành huy chương vàng đơn nữ lứa tuổi U20, Võ Mạnh Khỏe giành huy chương bạc đơn nam lứa tuổi U17, Hoàng Bảo Châu huy chương đồng đơn nữ lứa tuổi U13.

Đây là giải đấu hấp dẫn, bổ ích, tạo điều kiện cho các tay vợt trẻ trong khu vực có cơ hội giao lưu, cọ xát trong dịp hè nhằm đẩy mạnh phong trào tập luyện môn cầu lông của giới trẻ. Đồng thời, giải đấu còn là đợt tập huấn quan trọng trước khi các VĐV Gia Lai bước vào tranh tài ở Giải Cầu lông các nhóm tuổi thiếu niên quốc gia 2023 được tổ chức tại TP. Đà Nẵng từ ngày 17-6.

Có thể bạn quan tâm

“Cơ hội vàng” cho các cơ thủ Billiards

“Cơ hội vàng” cho các cơ thủ Billiards

(GLO)- Thời gian gần đây, phong trào tập luyện và thi đấu Billiards tại Gia Lai có những tín hiệu đáng mừng. Giải Vô địch Billiards Carom toàn tỉnh 2023 là cơ hội cho các cơ thủ trong toàn tỉnh so tài, học tập để nâng cao trình độ, góp phần đưa Billiards lên một tầm cao mới.
Bản quyền truyền hình Asiad - 'Món ăn tinh thần' đắt đỏ

Bản quyền truyền hình Asiad - 'Món ăn tinh thần' đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để 'bán sóng' nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.