Duy trì mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê, dân số toàn tỉnh là 1.437.950 người. Mức sinh thay thế nhìn chung còn cao (2,35 con/phụ nữ) so với mức sinh thay thế chung của cả nước là 2,1 con/phụ nữ. Vậy đâu là giải pháp để duy trì mức sinh thay thế nhằm ổn định quy mô dân số và từng bước nâng cao chất lượng dân số?

Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được chú trọng

Ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh-cho biết: Cùng với cả nước, dân số tỉnh ta đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% dân số, tạo nên nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm có khoảng hơn 20.000 người bước vào độ tuổi lao động. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng là thách thức về việc làm, an ninh lương thực…

 

Mỗi phụ nữ chỉ nên sinh 2 con. Ảnh: Đ.Y
Mỗi phụ nữ chỉ nên sinh 2 con. Ảnh: Đ.Y

“Mục tiêu tổng quát trong chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh là “thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Mục tiêu này đã đi vào cuộc sống, được người dân đồng thuận và được triển khai thực hiện đạt kết quả đáng khích lệ. Quy mô gia đình nhỏ có từ 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, chất lượng dân số từng bước được tăng lên. Công tác DS-KHHGĐ đã góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận thuận tiện và hiệu quả hơn các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và các dịch vụ xã hội khác. Điều quan trọng hơn là phong trào KHHGĐ đã phát triển rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa…”-ông Lân chia sẻ.

Đó là những điều kiện thuận lợi để công tác dân số trên địa bàn tỉnh có điều kiện thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020. Đến nay, tỉnh ta đã giảm được tỷ suất sinh thô từ 20,62%o (năm 2011) xuống còn 18,4%o (năm 2017), giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 28,5% (năm 2011) xuống còn 23% (năm 2017), giảm mức sinh thay thế từ 2,85 con (năm 2011) xuống còn 2,35 con (năm 2017), giảm tốc độ gia tăng dân số tự nhiên từ 14,42%o (năm 2011) xuống còn 12,3%o (năm 2017).

Vẫn còn khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì mục tiêu nâng cao chất lượng dân số ở tỉnh ta còn gặp nhiều khó khăn. Đó là kết quả giảm sinh chưa thực sự bền vững, không đồng đều giữa các vùng. Hơn thế, việc nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh cũng gặp không ít trở ngại vì thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh ta thấp so với cả nước; trình độ phát triển con người chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao, nhất là tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là thách thức rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dân số bởi những hộ nghèo thường không có điều kiện chăm sóc sức khỏe, học tập, nâng cao đời sống. Công tác dân số còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ tăng nhanh dân số, tỷ lệ sinh giảm chậm. Đặc biệt, tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng đang có chiều hướng tăng.

Mục tiêu đặt ra của tỉnh là đạt mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số, cơ cấu dân số, đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên (100 nam/100 nữ), duy trì và tận dụng hiệu quả “cơ cấu dân số vàng”, thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng dân số. “Để đạt được điều này, toàn tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể như: tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ. Giảm sinh ở những vùng có mức sinh còn cao, duy trì kết quả đã đạt được trong công tác dân số, thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Nghiêm cấm mọi hình thức chẩn đoán xác định giới tính và nạo phá thai lựa chọn giới tính thông qua việc giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm các cơ sở y tế có nhân viên y tế cung cấp dịch vụ chẩn đoán giới tính thai nhi và nạo phá thai lựa chọn giới tính”-ông Lân cho biết thêm.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.