Du lịch trải nghiệm làm nông dân ở Làng cổ Đường Lâm thu hút khách quốc tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Du khách có thể tham quan di sản Làng cổ Đường Lâm kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, thưởng thức ẩm thực, vừa khám phá giá trị văn hóa di sản.
Khách quốc tế hào hứng trải nghiệm hoạt động cấy lúa tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Khách quốc tế hào hứng trải nghiệm hoạt động cấy lúa tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Trải nghiệm nông nghiệp một ngày làm nông dân là một trong các sản phẩm du lịch đang thu hút nhiều khách quốc tế tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Du khách có thể tham quan di sản Làng cổ kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, thưởng thức ẩm thực, vừa khám phá giá trị văn hóa di sản, vừa trải nghiệm nông nghiệp tại Làng cổ.

Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết Làng cổ Đường Lâm gắn với lối sống nông nghiệp, là điểm đến thu hút đông khách trong và ngoài nước.

Nhằm phát triển du lịch bền vững, Ban Quản lý Làng cổ đã xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm với nhiều loại hình: Trải nghiệm nghề (làm kẹo, làm tương, làm bánh), trải nghiệm nông nghiệp (ra đồng cấy hái, trồng trọt và các hoạt động gắn với lối sống nông nghiệp), trải nghiệm ở các không gian sáng tạo.

Trong đó, sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp tạo ấn tượng cao, phù hợp với đối tượng khách quốc tế và học sinh các trường quốc tế tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Đăng Thạo cho biết thời điểm này phù hợp với sản phẩm trải nghiệm nông nghiệp do thời tiết mát mẻ, đang trong vụ trồng trọt.

Trong khi đó, khách nước ngoài rất thích tìm hiểu đời sống nông nghiệp của người dân Làng cổ Đường Lâm, muốn tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm việc cày bừa, cấy lúa.

Ban Quản lý Làng cổ bố trí các nông dân tại làng trình diễn cho khách xem việc cày bừa. Du khách được tham gia trải nghiệm, vào vai những người nông dân trực tiếp cấy lúa.

Để tổ chức cho khách trải nghiệm, Ban Quản lý phối hợp với Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cùng tham gia vào chuỗi. Các nông dân trong làng là người trực tiếp hướng dẫn trên tư liệu sản xuất là ruộng đồng, hoa màu họ đang trồng.

Sau khi thăm di sản Làng cổ buổi sáng, trải nghiệm nông nghiệp buổi chiều, Ban Quản lý hướng dẫn du khách tham gia nấu các món ăn truyền thống và thưởng thức bữa ăn truyền thống của Đường Lâm ở các nhà cổ hoặc không gian văn hóa làng.

Buổi tối du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại làng. Sáng hôm sau, du khách được xem người dân nướng thịt quay đòn, đi chợ quê.

Tour du lịch trọn gói trong hai ngày, giúp tăng trải nghiệm cho khách, giữ chân khách ở lại với Đường Lâm lâu hơn.

Khách quốc tế hào hứng tham gia trải nghiệm "Một ngày làm nông dân" tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Khách quốc tế hào hứng tham gia trải nghiệm "Một ngày làm nông dân" tại Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 26/3 vừa qua, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Du lịch Di sản Đông Dương Indochina Heritage đã tổ chức đoàn khách quốc tế gồm 46 người đến từ Singapore, Malaysia, Australia, Nhật Bản trải nghiệm làm nông dân tại Làng cổ Đường Lâm.

Du khách được trải nghiệm cày bừa, cấy lúa và đều tỏ ra thích thú, hào hứng.

Được biết, từ hiệu ứng của việc Làng cổ Đường Lâm được vinh danh "Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN năm 2024" (vào tháng 1/2024), đoàn khách đã tìm hiểu về giải thưởng và đặt tour tham quan, trải nghiệm tại Làng cổ.

Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo cho biết nếu trước kia tour du lịch trải nghiệm nông nghiệp ở Làng cổ Đường Lâm chủ yếu được các trường quốc tế lựa chọn cho học sinh tham gia thì đến nay, các đoàn khách quốc tế cũng yêu thích sản phẩm này.

Ban Quản lý Làng cổ thay vì cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của các đoàn thì đã xây dựng thành sản phẩm, chủ động cung cấp cho các công ty lữ hành và các trường học.

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý tổ chức cho hơn 30 đoàn tham gia trải nghiệm hoạt động nông nghiệp tại Làng cổ.

Thời gian tới, lượng khách đặt tour tham quan di sản Làng cổ gắn với trải nghiệm dự kiến sẽ tăng cao.

Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm định hướng phát triển các sản phẩm du lịch bền vững gắn với bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.