Dự án trồng rừng tại Ia Pa: Cơ hội để nông dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự án trồng rừng là cơ hội tốt để nông dân thoát nghèo. Ảnh: A.K
Dự án trồng rừng là cơ hội tốt để nông dân thoát nghèo. Ảnh: A.K
Sau 2 năm triển khai, dự án FLITCH (trồng rừng từ nguồn vốn Chính phủ vay Ngân hàng châu Á-ADB) tại 2 xã Ia Tul và Ia Kdăm, huyện Ia Pa đã phủ xanh hàng trăm ha đất trống, đồi trọc. 
Dự án FLITCH tại huyện Ia Pa được triển khai từ năm 2006 nhằm hỗ trợ cho người dân các địa phương vùng sâu, vùng khó khăn trồng rừng, ổn định kinh tế, thoát nghèo, gồm 4 mục tiêu chính là trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng vừa và nhỏ, quỹ phát triển xã cho các hộ dân vay vốn phát triển kinh tế ngắn và trung hạn, nâng cao năng lực sản xuất của nông dân thông qua tập huấn và đào tạo. Tuy nhiên, dự án đến năm 2009 mới chính thức thực hiện. Trong hai năm (2009 và 2010) đã có 80 hộ dân đăng ký tham gia trồng gần 100 ha rừng. Trung bình mỗi hộ đăng ký trồng hơn 1 ha. Điều kiện bắt buộc là người dân đăng ký tham gia dự án phải có hộ khẩu và đất tại 2 xã trên mới nhận hỗ trợ để trồng rừng. Nhưng mỗi hộ chỉ được đăng ký trên 5 sào đến dưới 5 ha.
Hầu hết diện tích đất trồng rừng tại Ia Tul và Ia Kdăm là đất hoang hóa, bạc màu ven các cánh rừng, đồi không thể sản xuất được. Bà Rơcom H’Uếh cho biết: “Dự án trồng rừng là cơ hội tốt cho nông dân thoát cảnh nghèo khó. Vùng đất đồi này từ bao đời không thể trồng được cây gì nhưng rất thích hợp với cây bạch đàn. Mới trồng chưa được 2 năm nhưng cây phát triển rất tốt cao hơn 5 mét”. Từ sự nhanh nhạy và quyết đoán giờ đây bà đã có trong tay 5 ha rừng bạch đàn, keo. “Vợ chồng tôi già rồi nhưng vẫn phải làm để con cái, bà con dân làng học hỏi mà biết cách làm ăn. Được Nhà nước hỗ trợ mà không chịu làm thì suốt đời chỉ sống trong nghèo khó”-bà cho biết thêm.
Theo dự án, hộ nông dân đăng ký được hỗ trợ tiền công trồng, chăm sóc, phân bón, cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, thuốc bảo vệ thực vật. Ông Rơ Ma Piên nhìn vườn cây vươn lên hàng ngày mà không giấu được niềm vui: “Đất đai thì nhiều nhưng xấu không thể canh tác bỏ hoang hóa nhiều năm. Nhờ có dự án hỗ trợ nên tôi đăng ký trồng thử nghiệm gần 1,5 ha. Không ngờ cây bạch đàn lại phù hợp với đất nên phát triển rất nhanh. Chẳng mấy chốc từ gò đồi bạc trắng đất cát giờ trở thành cánh rừng cây xanh ngút ngàn. Năm tới tôi sẽ tiếp tục đăng ký trồng”.
Theo tính toán của bà con nông dân, mỗi hộ đăng ký trồng 1 ha với mật độ 1.666 cây. Sau 6 năm trồng và chăm sóc, tính theo giá sản phẩm hiện nay cho thu nhập từ 80 triệu đồng đến 90 triệu đồng, còn trồng nhiều thu về tiền tỷ. Đối với một số hộ dân đăng ký trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp mật độ 833 cây/ha thì trong khoảng từ 2 đến 3 năm đầu tiên cây còn nhỏ đất được làm cỏ, bón phân nên có thể tận dụng để trồng các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ các loại. Nông dân có thêm nguồn thu nhập trong thời gian cây chưa cho khai thác. Ông Rơcom Grem-Chủ tịch UBND xã Ia Tul tin tưởng: Dự án sẽ là cơ hội tốt để nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói giảm nghèo. Nông dân không bỏ tiền đầu tư mà được hỗ trợ hoàn toàn, trồng rừng không bỏ công chăm sóc nhiều, phù hợp với tập quán canh tác của người dân địa phương.
Mặc dù quỹ đất trồng cây theo dự án còn nhiều nhưng các hộ dân trên địa bàn 2 xã đăng ký để dự án hỗ trợ còn hạn chế. Ông Phạm Văn Nhân-Phó Giám đốc dự án FLITCH cho biết: Dự án triển khai đã tận dụng được các nguồn quỹ đất thoái hóa bạc màu không thể sản xuất được để trồng cây. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2013 nhưng hiện tại số hộ đăng ký trồng rừng rất ít. Kế hoạch lớn nhưng thực tế nông dân đăng ký trồng rừng thấp không đạt kết quả như mong đợi. Dự án không hạn chế hộ đăng ký miễn sao có đủ điều kiện. Công tác tuyên truyền khuyến khích người dân đăng ký để được hưởng các khoản đầu tư của dự án là cần thiết trong khoảng thời gian còn lại.
Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.