Đồng Nai lập kỷ lục xuất siêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đây là năm thứ 7 liên tiếp Đồng Nai xuất siêu và mỗi năm đều thiết lập kỷ lục mới.

Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 của tỉnh đạt 12,76 tỷ USD, tăng 5,22% so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đạt 10,66 tỷ USD, tăng 1,11%.

Sản xuất thiết bị máy móc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Công ty TNHH Daiwa Light Alloy Industry Việt Nam. Ảnh: Báo Đồng Nai

Sản xuất thiết bị máy móc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Công ty TNHH Daiwa Light Alloy Industry Việt Nam. Ảnh: Báo Đồng Nai

Như vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2019 của Đồng Nai có dấu hiệu tăng chậm do ảnh hưởng bởi giá một số mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống giảm, ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nhưng kim ngạch xuất siêu của tỉnh vẫn tiếp tục tăng cao, vượt ngưỡng 2,1 tỷ USD, tăng 400 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm hơn 60% tổng xuất siêu cả nước.

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, xuất siêu tăng cao là do các doanh nghiệp của tỉnh đã chú trọng tìm nguồn nguyên liệu trong nước, giảm nhập khẩu để hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết.

Khối kinh tế vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Đồng Nai dẫn đầu với kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 10,44 tỷ USD; khối kinh tế ngoài Nhà nước đạt 1,98 tỷ USD; khối kinh tế Nhà nước có kim ngạch 333,2 triệu USD.

Một số ngành hàng xuất khẩu 8 tháng vẫn giữ được kim ngạch cao và ổn định như: Giày, dép các loại đạt 2,76 tỷ USD, tăng 15,32%; máy móc thiết bị đạt 1 tỷ USD, tăng gần 15%; hàng dệt may đạt 1,34 tỷ USD, tăng 4,36%; sản phẩm gỗ đạt 929 triệu USD, tăng 4,62%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 617 triệu USD, tăng 6,95%; sản phẩm sắt thép đạt 492 triệu USD, tăng 4,77%...

Trong khi đó, một số mặt hàng, kim ngạch xuất khẩu giảm như: Xơ, sợi dệt đạt 986 triệu USD, giảm 5,61%; máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 400 triệu USD, giảm 4,45%; hạt điều đạt 202 triệu USD, giảm 7,35%; cà phê đạt 288 triệu USD, giảm 3,39% so cùng kỳ.

Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Đồng Nai tháng 8 năm 2019 vẫn tập trung chủ yếu tại Hoa Kỳ đạt 490,7 triệu USD, chiếm 29,6%; Nhật Bản đạt 188,3 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc đạt 187,5 triệu USD, chiếm 11,3%. Các thị trường khác có kim ngạch xuất khẩu khá như: Hàn Quốc, Bỉ, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Đức, Australia… chiếm tỷ trọng từ 2,3-5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai.

Trong khi đó, sản phẩm nhập khẩu chính của các doanh nghiệp Đồng Nai chủ yếu là nguyên liệu thức ăn gia súc, ngô, bông, xơ sợi, chất dẻo nguyên liệu…

Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc ước đạt 306,9 triệu USD, chiếm 21,2%; Hàn Quốc ước đạt 243,6 triệu USD, chiếm 16,8%; Đài Loan (Trung Quốc) ước đạt 164,7 triệu USD, chiếm 14,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các thị trường khác có kim ngạch nhập khẩu khá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Brazil, Indonesia, Malaysia… chiếm tỷ trọng từ 2-10% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Kế hoạch của tỉnh là năm 2019 xuất khẩu sẽ đạt kim ngạch 20,3 tỷ USD và xuất siêu khoảng 3 tỷ USD. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nếu không có gì biến động lớn thì Đồng Nai sẽ đạt được mục tiêu trên. 4 tháng cuối năm là thời điểm nhiều mặt hàng chủ lực của tỉnh vào mùa sản xuất nên sẽ phải tăng công suất mới đáp ứng được như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy tính, linh kiện điện tử...

Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai Dương Minh Dũng cho biết,  giữa tháng 9 này tỉnh sẽ xúc tiến thương mại tại Nhật Bản nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại tại chỗ để các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước gặp gỡ ký hợp đồng mua bán sản phẩm của nhau để hạn chế xuất khẩu, tăng xuất siêu.

Theo BT (Chinhphu.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null