Doanh nghiệp được lợi khi hoàn thuế điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 5.2017, ngành Thuế tỉnh triển khai tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) bằng phương thức điện tử (gọi tắt là hoàn thuế điện tử - HTÐT). Ông Ðào Hữu Phúc, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh khẳng định, đây là một trong những ứng dụng cải cách thủ tục hành chính của ngành Thuế, giúp doanh nghiệp (DN) tiết giảm thời gian, chi phí, công sức đi lại; đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho DN khi làm thủ tục hoàn thuế.

Ông Đào Hữu Phúc

Ông Đào Hữu Phúc

Theo ông Phúc, đến nay, lượng hồ sơ hoàn thuế trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, lên đến hàng trăm hồ sơ. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2017, Cục Thuế tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết 104 hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT (bằng hồ sơ giấy) của các DN, với số tiền hoàn hơn 220 tỉ đồng; trong đó, tập trung chủ yếu là hoàn thuế đối với hoạt động xuất khẩu 94 hồ sơ, số tiền hoàn 189 tỉ đồng; 9 trường hợp hoàn thuế đối với dự án đầu tư, số tiền hoàn 31 tỉ đồng.

• Như vậy, việc hoàn thuế từ tháng 5.2017 sẽ thay đổi như thế nào khi ngành Thuế tỉnh thực hiện HTĐT, thưa ông?

- Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6.2.2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, ngày 24.4.2017, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 710/QĐ-BTC về việc triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế GTGT bằng phương thức điện tử, thực hiện đồng loạt trên cả nước kể từ ngày 1.5.2017. Theo đó, DN đã thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử với cơ quan Thuế (CQT), khi có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc trường hợp xuất khẩu và dự án đầu tư sẽ được thực hiện dịch vụ HTĐT thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Việc HTĐT sẽ thay thế hoàn toàn cho phương thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hoàn thuế GTGT phải thực hiện bằng giấy trực tiếp tại CQT hoặc qua đường bưu chính như lâu nay.

• Thực tế việc hoàn thuế GTGT trước nay vẫn bị doanh nghiệp phản ảnh “rườm rà” một số quy định và thủ tục, vấn đề đặt ra là việc triển khai HTĐT sẽ mang lại những lợi ích nào?

- Mục tiêu quan trọng của HTĐT là đơn giản thủ tục hành chính về hoàn thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch việc giải quyết hoàn thuế tại cơ quan Thuế các cấp; từng bước hoàn thiện giao dịch điện tử giữa người nộp thuế và cơ quan Thuế, xây dựng môi trường quản lý thuế điện tử trong hệ thống thuế theo mô hình Chính phủ điện tử.

Hoàn thuế GTGT cho các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu là một trong những đối tượng ưu tiên của HTĐT. - Trong ảnh: Sản xuất hàng may mặc tại Công ty May Tam Quan (Hoài Nhơn). Ảnh: VĂN LƯU

Hoàn thuế GTGT cho các DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu là một trong những đối tượng ưu tiên của HTĐT.

- Trong ảnh: Sản xuất hàng may mặc tại Công ty May Tam Quan (Hoài Nhơn). Ảnh: VĂN LƯU

Trên cơ sở đó, DN sẽ được lợi rất nhiều khi thực hiện HTĐT. Đó là, DN tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc gửi đề nghị hoàn thuế, hồ sơ giải trình và tài liệu bổ sung trong quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT. DN được nhận các thông báo xác nhận đã nộp hồ sơ thành công, thông báo về thời gian trả kết quả và nhận quyết định hoàn thuế từ cơ quan Thuế thông qua giao dịch điện tử nhanh chóng và tiện lợi. Cái DN cần là an toàn bảo mật và ông chủ DN - tức người thụ hưởng chính của ứng dụng này - sẽ nắm được đường đi hồ sơ hoàn thuế của DN mình, kiểm soát được hồ sơ hoàn thuế và kiểm soát được luôn cả nhân viên thực hiện chỉ cần truy cập vào website “hoàn thuế điện tử”. Như vậy, với HTĐT hạn chế được việc người nộp thuế phải tiếp xúc trực tiếp với cơ quan Thuế, giảm thiểu phiền hà, tiêu cực trong quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT.

• Nhưng, để được HTĐT, DN sẽ buộc phải đáp ứng các điều kiện khắt khe?

- Để thực hiện HTĐT, DN chỉ cần 2 điều kiện sau:

Thứ nhất, DN đã thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử. Vì khi thực hiện HTĐT, DN sẽ sử dụng các thông tin đã đăng ký khai thuế điện tử bao gồm: chứng thư số, địa chỉ thư điện tử, tài khoản truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế và nhận kết quả giải quyết hoàn thuế từ CQT. Thứ hai, theo Quyết định 710/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, loại thuế đề nghị hoàn điện tử trước mắt áp dụng đối với thuế GTGT của trường hợp hoàn xuất khẩu và hoàn thuế của dự án đầu tư.

Để công tác HTĐT đạt kết quả tốt, giai đoạn 1 (từ ngày 1.5 - 31.7.2017), triển khai đối với 50 DN có đủ 2 điều kiện trên, chấp hành tốt pháp luật thuế và thường xuyên hoàn thuế GTGT. Giai đoạn 2 (từ ngày 1.8.2017 trở đi) áp dụng cho tất cả người nộp thuế đã thực hiện khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và có nhu cầu sử dụng dịch vụ HTĐT, tự nguyện đăng ký.

• Căn cứ các điều kiện trên, Bình Định sẽ có những DN nào được thực hiện HTĐT và lộ trình chuẩn bị của ngành Thuế tỉnh như thế nào?

- Đến nay, Cục Thuế tỉnh đã chuẩn bị cho lộ trình triển khai công tác HTĐT của DN trên địa bàn tỉnh. Ngày 16.5.2017, chúng tôi đã có quyết định thành lập Tổ triển khai dịch vụ HTĐT tại Cục Thuế tỉnh để hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục, thao tác khi nộp hồ sơ và nhận kết quả hoàn thuế GTGT bằng giao dịch điện tử. Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và phân công nhiệm vụ, phân quyền truy cập cho từng bộ phận chức năng và công chức thuế trực tiếp tham gia quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả hoàn thuế bằng phương thức điện tử.

Bước thứ hai là chọn danh sách 50 DN đủ điều kiện sử dụng dịch vụ HTĐT triển khai giai đoạn 1 để tập huấn và hướng dẫn thực hành trên mạng internet trước khi chính thức bắt tay thực hiện dịch vụ HTĐT. Song song đó, chúng tôi đã triển khai nâng cấp các phần mềm ứng dụng của Tổng cục Thuế nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ HTĐT, như: ứng dụng iHTKK (phiên bản 3.4.0), iTaxviewer (phiên bản 1.3.0), ứng dụng TMS (phiên bản 1.4.0) phục vụ cho công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ HTĐT tại CQT được vận hành một cách thông suốt, hiệu quả. Trong thời gian đến, Cục Thuế tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông về dịch vụ HTĐT để người nộp thuế hiểu và sử dụng dịch vụ này tương tự như các dịch vụ khai thuế và nộp thuế điện tử đã và đang thực hiện.

• Xin cảm ơn ông !

 

“Từ ngày 1.8.2017, triển khai đồng loạt việc HTÐT đối với tất cả các DN đáp ứng đủ 2 điều kiện như đã nêu trên. Khi ấy, ước tính có khoảng 150 DN trên địa bàn tỉnh thực hiện hoàn thuế GTGT bằng phương thức điện tử, với số lượt nộp hồ sơ hàng năm từ 550-600 lượt”.

                                                           Ông ĐÀO HỮU PHÚC, Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh

THU HIỀN (Thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null