Dáng mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chợt bắt gặp dáng ai nơi ngã tư đường đông đúc cộ xe giữa trưa nắng gắt mà thấy xao lòng quá đỗi. Cũng cái dáng gầy gầy xương xương ấy, cũng chiếc xe đạp màu thiên thanh ấy. Hình như mẹ đó, nhưng không phải. Hình ảnh ấy làm tôi nhớ mẹ xiết bao.
Thời buổi này, ra đường người ta di chuyển bằng xe máy, ô tô, họa hoằn lắm mới thấy bóng dáng của chiếc xe đạp giữa phố. Nhưng mẹ tôi vẫn thủy chung với chiếc xe đạp. Đời mẹ chỉ một lần duy nhất ngồi lên xe máy tập đi, nhưng thật xui xẻo, lần ấy khi cua xe vào cổng, mẹ đi không vững nên tông ngay vào bụi chuối. Kể từ đó, mẹ không bao giờ tập đi xe máy nữa.
Cứ mỗi sáng, mẹ thong thả dắt xe ra và đạp xe đến chợ mua thức ăn, khi chúng tôi ngủ dậy, mẹ đã về đến nhà và sửa soạn chuẩn bị đến lớp. Có lẽ vì thường xuyên đạp xe đạp nên dáng mẹ rất đẹp. Cho đến khi mẹ về hưu, mọi người vẫn khen mẹ mặc áo dài đẹp lắm. Hình ảnh mẹ trên chiếc xe đạp cũ đã in sâu vào trí nhớ tôi cho đến tận bây giờ. Thương mẹ, tôi vẫn nhắc đi đâu xa xa thì nhớ gọi con hoặc bố chở đi. Nhưng mẹ thường nói, mẹ chỉ đi chợ loanh quanh gần nhà thôi. Mẹ thích vậy, vì đây cũng là một hình thức tập thể dục để rèn luyện sức khỏe.
Có lần, thấy mẹ đi bộ về, chị em tôi hỏi xe đâu. Mẹ bần thần bảo xe mất rồi. Tôi nói con sẽ mua tặng mẹ chiếc xe mới hơn, đẹp hơn. Mẹ bảo, mua thì chắc chắn phải mua rồi. Nhưng cái xe cũ nó gắn với nhiều kỷ niệm. Với lại, nó đi cùng mình bao nhiêu năm rồi, như người bạn vậy. Mẹ tiếc vì đã gắn bó với nó một thời gian dài. Người có tình là vậy, vật dù có vô tri mà ở bên mình lâu cũng trở nên gần gũi, thân thương.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Pleiku nhấp nhô đèo dốc, nên việc lựa chọn phương tiện thân thiện với môi trường như xe đạp là điều không dễ. Xuống dốc thì không nói làm gì, nhưng nhìn những con dốc dài hun hút là đã thấy cái mệt nó ập đến tự lúc nào. Những năm học cấp ba, nhà tôi cách trường 5 cây số, ngày nào cũng đạp xe bốn vòng đi về xuống lên với những con dốc ấy. Nhớ lại thôi đã thấy mỏi chân rồi. Giờ ngẫm lại mới phát hiện một điều, có khi nhờ những con dốc ấy mà các cô sơn nữ sáng tối leo dốc mới có được dáng người nảy nở, khỏe khoắn, gợi cảm. Biết đâu thế cũng nên.
Ngày nay, giờ tan tầm ở các trường học không còn nhiều xe đạp đổ ra các ngả phố như xưa nữa. Nhà nào đủ điều kiện và sắp xếp được thời gian thì các bậc phụ huynh đều tranh thủ đưa đón con em mình, không thì cũng cố gắng sắm một chiếc xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối để con em đi lại thuận tiện hơn. Vì vậy, mỗi lần nhìn thấy các em nữ sinh duyên dáng trong tà áo dài đến trường bằng xe đạp, tôi như tìm lại được bóng mình của những xa xưa.
Thời gian trôi, những kỷ niệm đôi lúc làm chúng ta mềm mại hơn với những nỗi nhớ nhung diệu vợi. Riêng nỗi nhớ mẹ là đặc biệt nhất. Nó là thứ cảm xúc tổng hợp của tình máu mủ, lòng biết ơn và tình yêu thương vô bờ bến. Mỗi ngày chăm con, nhìn con cái lớn lên bằng sự chăm sóc của mình, tôi càng hiểu được sự hy sinh suốt cuộc đời của mẹ...
Cảm ơn người phụ nữ với dáng người nhỏ bé đạp xe giữa ngã tư lúc ban trưa để bây giờ tôi ngồi gõ những dòng này. Thấp thoáng trong những dòng chữ là dáng mẹ-cái dáng mà cả cuộc đời này tôi mãi mãi không quên.
NGÔ THANH VÂN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.