Cộng đồng châu Á trên thế giới đón Tết âm lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù chỉ là Tết cổ truyền của một số nước châu Á, nhưng Tết Nguyên đán đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với nhiều quốc gia.
Đêm 4/2, những màn bắn pháo hoa rực rỡ, cùng các hoạt động sôi nổi mừng năm mới, đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên khắp châu Á để chào mừng Tết  âm lịch 2019-năm  Kỷ Hợi, con lợn vàng, tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm.
Người dân Hong Kong mua sắm Tết. (Ảnh: AP)
Người dân Hong Kong mua sắm Tết. (Ảnh: AP)
Sau khi dọn dẹp đường phố, người dân Trung Quốc trang hoàng nhà cửa để đón năm mới. Hình ảnh những chiếc đèn lồng đỏ và hình biểu tượng con lợn vàng ngập tràn trên các con phố, vì đối với họ, màu đỏ và lợn vàng đều tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.
“Năm nay chúng tôi đón Tết với hàng xóm” - một người dân tại Tây Tạng chia sẻ khoảnh khắc đón năm mới của mình. “Thật tuyệt vời khi chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc này với nhiều người vì Tết đến mang theo một không khí lễ hội.”
Trong khi đó, trên các con phố ở thủ đô Bắc Kinh và nhiều tỉnh thành khác của Trung Quốc, không khí lễ hội cũng lan tỏa với nhiều hoạt động nghệ thuật được tô điểm bởi những rừng đèn lồng đỏ. Tuy nhiên cũng không ít gia đình vẫn đón Tết theo cách truyền thống là cả nhà quây quần ăn bữa cơm đoàn viên.
Còn tại Hong Kong, Trung Quốc, màn chào đón năm mới diễn ra với  lễ hội diễu hành đêm quốc tế truyền thống hằng năm. Lễ hội năm nay diễn ra tưng bừng với sự tham dự của các đoàn biểu diễn quốc tế.
Với việc cộng đồng gốc Châu Á sinh sống tại Australia ngày càng đông, chính vì thế Tết âm lịch tại Australia cũng được tổ chức rất hoành tráng.
Nhà hát Operah Sydney chuyển màu đỏ rực. (Ảnh: EPA)
Nhà hát Operah Sydney chuyển màu đỏ rực. (Ảnh: EPA)
Trang trí hình chú lợn ở Sydney. (Ảnh: EPA)
Trang trí hình chú lợn ở Sydney. (Ảnh: EPA)
Tất cả các đèn của nhà hát Operah ở Sydney đã được chuyển sang màu đỏ để hưởng ứng không khí tết của người châu Á. Người dân được tham gia những chương trình biểu diễn và giao lưu văn hóa kéo dài gần một tháng tại thành phố Sydney, trong đó có các tiết mục đậm chất phương đông như múa lân, múa lửa, đua thuyền rồng, bắn pháo hoa tại quảng trường Sydney và các buổi diễu hành đi vòng quanh thành phố.
Khu phố người Hoa tại thủ đô Manila của Philippines cũng chào đón ngày đầu năm mới với màn múa lân và tiếng pháo nổ rộn vang đường phố. Đây là một trong những khu phố người Hoa lâu đời nhất trên thế giới, từ giữa thế kỷ 16. Xem múa lân, múa sư tử và đốt pháo là các hoạt động truyền thống nhằm mang lại may  mắn và xua đuổi những điều không may mắn.
 Người Hoa ở Campuchia tổ chức múa lân. (Ảnh: AP)
Người Hoa ở Campuchia tổ chức múa lân. (Ảnh: AP)
Múa Lân ở Philippines... (Ảnh: AP)
Múa Lân ở Philippines... (Ảnh: AP)
 ... và múa Lân trên tòa nhà cao nhất Bangkok, Thái Lan, đón năm mới Kỷ Hợi 2019. (Ảnh: AP)
... và múa Lân trên tòa nhà cao nhất Bangkok, Thái Lan, đón năm mới Kỷ Hợi 2019. (Ảnh: AP)
Dù chỉ là Tết cổ truyền của một số nước châu Á, nhưng Tết Nguyên đán đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với nhiều quốc gia. Ở một số khu vực tập trung đông người châu Á ở Mỹ các tiết mục múa lân, lễ hội thuyền rồng, thả đèn lồng được tổ chức tưng bừng. Ngoài ra, tại Canada hay Anh, Pháp, Phần Lan, Hy Lạp cũng rộn ràng không khí tết với những tiết mục tương tự.
“Tôi chúc tất cả mọi người, đặc biệt là người ăn Tết nguyên đán một năm mới hạnh, sức khỏe tốt và thành công” – một người Hy Lạp gửi lời chúc năm mới. “Chúc các bạn được đoàn tụ gia đình và tất cả những ước mơ của bạn trở thành hiện thực.”
Mặc dù năm nay, nhiều công dân ở các thành phố trên khắp châu Á vẫn còn nhiều nỗi lo toan nhưng không vì thế mà họ mất đi cảm giác háo hức đón chờ năm mới với hy vọng về vô vàn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm 2019.
Vũ Anh Tuấn/VOV1

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ xuân của bé

Hội chợ xuân của bé

(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Sưu tầm "hàng độc"

Sưu tầm "hàng độc"

(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị
Xê dịch... Tết

Xê dịch... Tết

(GLO)- Đi những nơi muốn đi, tận hưởng những điều muốn làm, trải nghiệm phong vị Tết Bắc-Trung-Nam trên dải đất hình chữ S... là lý do mà nhiều người quyết định đón một cái Tết
Cà phê chuyện đời và phố nhỏ

Cà phê chuyện đời và phố nhỏ

(GLO)- Trong hơn 10 năm gắn bó với Pleiku, khi nhìn ngắm phố, tôi thấy phố đổi thay từng ngày; khi chiêm ngắm đời, tôi lại yêu hơn cuộc sống này. Khi sớm mai hay lúc phố lên đèn, tôi luôn muốn được thưởng thức một ly cà phê ấm nồng yêu thương của gia đình, bè bạn.