Hội chợ xuân của bé

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tết gần kề cũng là lúc hội chợ xuân diễn ra tại nhiều trường Mầm non trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh mong muốn tạo không khí vui tươi, hội chợ xuân còn hướng đến mục đích giáo dục các bé tinh thần sẻ chia với các bạn vùng khó.
Phong phú hội chợ xuân
Với gần 15 gian hàng gồm các quầy: quà lưu niệm, bánh chưng, ẩm thực, trò chơi dân gian... Hội chợ xuân 2019 do Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) tổ chức ngày 27-1 đã thu hút hàng ngàn lượt học sinh, phụ huynh tham quan, vui chơi, mua sắm. Lần đầu cùng con tham gia hội chợ xuân, chị Nguyễn Lan Anh (phụ huynh lớp nhà trẻ) vui vẻ cho biết, con gái chị đặc biệt quan tâm đến những gian hàng do chính cô giáo của mình “đóng vai” người bán. “Khu trò chơi dân gian cũng thu hút sự tò mò của cháu, cháu nán lại hồi lâu rồi mới chịu về”-chị Lan Anh kể.
 Học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) tìm hiểu cách gói bánh chưng. Ảnh: N.G
Học sinh Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) tìm hiểu cách gói bánh chưng. Ảnh: N.G
Để chuẩn bị cho hội chợ xuân 2019, các cô giáo Trường Mầm non Hoa Hồng đã có sự chuẩn bị từ khá sớm. Nhiều sản phẩm được bày bán trong hội chợ “ra đời” từ bàn tay các cô như: bánh chưng, các món đồ lưu niệm, rau sạch trồng trong vườn trường, các món bún, phở, bánh các loại. Cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Đầu năm học, chúng tôi tiếp nhận thêm hơn 150 học sinh của đơn vị sáp nhập nên quy mô hội chợ được mở rộng hơn so với mọi năm. Với mong muốn tạo ra sân chơi bài bản, đậm đà hương vị Tết cổ truyền dân tộc, hầu hết các sản phẩm như bánh chưng, bánh tét, bánh in, tò he... được ưu tiên bày bán. Hoa mai, hoa đào được lựa chọn để trang trí cho gần 15 gian hàng. Sau nhiều năm tổ chức hội chợ, chúng tôi nhận thấy đây là hoạt động được phụ huynh, học sinh nhiệt tình đón nhận”.
Không chỉ các trường công lập, trường tư thục có quy mô lớn mà ngay cả các nhóm lớp Mầm non tư thục cũng chú ý đến hoạt động đầy ý nghĩa này. Cô Võ Thị Minh Thoa-chủ nhóm lớp Mầm non Họa Mi (phường Thống Nhất, TP. Pleiku) bày tỏ: “Đây là năm thứ 2 chúng tôi tổ chức hội chợ xuân cùng với Trường Mầm non Trà Mi. Với mong muốn học sinh ở nhóm trẻ được giao lưu cùng với bạn bè ở môi trường lớn hơn để thêm tự tin, chúng tôi sẽ duy trì hoạt động này trong các năm tới”.
Hoạt động đầy ý nghĩa                                          

Bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: “Hội chợ xuân là một trong những hoạt động thiết thực nằm trong chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của bậc học Mầm non. Thông qua hội chợ xuân, trẻ được tìm hiểu, trải nghiệm nhiều nội dung mang tính chất “vừa chơi vừa học”. Chúng tôi rất mừng khi các trường sáng kiến biến hội chợ xuân hàng năm thành hoạt động nhiều ý nghĩa như giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ăn Tết, giáo dục học sinh lòng nhân ái, tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường để có sự phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn”.

Những ngày giáp Tết, hội chợ xuân 2019 do các trường Mầm non tổ chức đã tạo ra không khí vui tươi, ấm áp. Tham gia gói bánh chưng cùng các cô giáo Trường Mầm non Hoa Hồng, chị Trần Thị Thanh Huyền (16 Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku) chia sẻ: “Ở đây Tết thực sự đã về. Tôi rất vui khi vừa gói bánh chưng vừa kể cho con nghe về ý nghĩa của loại bánh này. Nhìn những gương mặt trẻ thơ háo hức nghe giới thiệu nguyên liệu làm bánh, cách gói bánh, tôi thấy hạnh phúc khi đã góp phần nhỏ vào việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống”. Càng ý nghĩa hơn khi 100 chiếc bánh chưng do chính tay giáo viên, phụ huynh nhà trường gói đã được bán tại hội chợ để lấy tiền mua áo ấm mới và bánh kẹo cho 75 học sinh Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Gào, TP. Pleiku).
Giúp học sinh nghèo có điều kiện vui Tết cũng là mục đích của nhiều trường khi tổ chức hội chợ xuân 2019. Ông Hồ Văn Diệp-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang-cho biết: “Đến nay, nhiều trường Mầm non, Mẫu giáo đến địa bàn huyện đã tổ chức hội chợ xuân 2019. Mục tiêu của hội chợ là quyên góp, giúp đỡ học sinh khó khăn trong và ngoài nhà trường. Tất cả học sinh, phụ huynh đều nhiệt tình đón nhận. Nhiều trường còn tổ chức cho học sinh tặng quà Tết cho các bạn học sinh nghèo tại các làng đặc biệt khó khăn nhằm giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái”.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Con lợn mang ý nghĩa thế nào trong văn hóa các nước?

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục, sự nhàn nhã sung túc trong văn hóa phương Đông và là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người châu Á mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.
Sưu tầm "hàng độc"

Sưu tầm "hàng độc"

(GLO)- Chính niềm đam mê nghệ thuật khoảnh khắc đã khiến một thợ ảnh gắn bó với những chiếc máy ảnh cổ. Có người lại mê mẩn những đường nét đơn giản nhưng tinh tế, đầy thẩm mỹ của gốm và sẵn sàng dành thời gian, công sức, tiền bạc để lặn lội
Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

Xuân về trên ngôi làng Xê Đăng

(GLO)- Từ một ngôi làng nghèo có tiếng, làng Ea Lũh (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cái Tết với họ đã trở nên no ấm, tươm tất hơn khi đã không còn phải chạy ăn từng bữa.
Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

Những chú chó ở Kon Sơ Lăl

(GLO)- Không nổi tiếng như chó Phú Quốc hay chó săn của người Mông, nhưng những chú chó săn của người Bahnar trên mảnh đất Tây Nguyên cũng rất khôn lanh, dẻo dai, luôn được chủ nhân coi như người bạn thân thiết.
Mỹ vị Jrai

Mỹ vị Jrai

(GLO)- Chỉ cần nhắc đến muối kiến, bò một nắng hay cà xóc, lá mì, cà đắng, muối cỏ thì bất cứ người nào đã từng thưởng thức qua sẽ cảm thấy dịch vị
Xê dịch... Tết

Xê dịch... Tết

(GLO)- Đi những nơi muốn đi, tận hưởng những điều muốn làm, trải nghiệm phong vị Tết Bắc-Trung-Nam trên dải đất hình chữ S... là lý do mà nhiều người quyết định đón một cái Tết
Cà phê chuyện đời và phố nhỏ

Cà phê chuyện đời và phố nhỏ

(GLO)- Trong hơn 10 năm gắn bó với Pleiku, khi nhìn ngắm phố, tôi thấy phố đổi thay từng ngày; khi chiêm ngắm đời, tôi lại yêu hơn cuộc sống này. Khi sớm mai hay lúc phố lên đèn, tôi luôn muốn được thưởng thức một ly cà phê ấm nồng yêu thương của gia đình, bè bạn.