Cô gái khởi nghiệp từ nghề mộc thủ công

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đang làm quản lý thiết kế cho một tập đoàn với mức lương khá cao, Nguyễn Hảo (29 tuổi, quê Đan Phượng, Hà Nội) quyết định nghỉ việc về quê theo đuổi nghề mộc khiến nhiều người trong gia đình sửng sốt.
“Với tôi, nghề mộc không chỉ dành cho con trai, không đóng được giường tủ, tôi làm các đồ vật trang trí, dụng cụ học tập đơn giản, miễn dành thời gian và tình yêu cho nó ắt có ngày đơm hoa”.
Đó là chia sẻ của Hảo khi nói về nhiệt huyết theo đuổi đam mê của mình. Ở độ tuổi vốn cần sự ổn định, thế nhưng cô lại từ bỏ tất cả rẽ sang hướng mới.
Khởi nghiệp từ… góc chuồng gà
Ngày còn là sinh viên khoa Quy hoạch đô thị (Trường Đại học kiến trúc Hà Nội), Hảo cùng 2 người bạn làm những vật dụng tái chế bằng gỗ rồi bén duyên đến tận bây giờ. Với nhiều người, nghề mộc thủ công là lối đi mạo hiểm với con gái. Thế nhưng, chính đam mê đã giúp cô nàng vượt lên.

Cô gái sinh năm 1992 bỏ việc ổn định về quê làm nghề mộc. Ảnh: Lan Như.
Cô gái sinh năm 1992 bỏ việc ổn định về quê làm nghề mộc. Ảnh: Lan Như.
Tốt nghiệp đại học, Hảo chọn nghề thiết kế rồi lập gia đình nên đành gác lại niềm đam mê. Đầu năm 2020, do dịch COVID-19, Hảo về quê bên gia đình. Nhìn những vật dụng làm mộc của bố xếp ngoài chuồng gà, bao ký ức trong cô lại ùa về...
“Bố tôi vốn là thợ mộc chuyên đóng giường tủ, bàn ghế…. Đến năm tôi học lớp 10 thì bố bị tai biến, một mình mẹ tôi tảo tần gánh vác lo cho 4 đứa con ăn học”, Hảo tâm sự.
Hảo bắt tay vào việc mua dụng cụ cầm tay như: máy cắt, máy cưa, đục, búa, máy mài… rồi tự tìm hiểu cách sử dụng sao cho an toàn. Do căn chung cư của vợ chồng quá nhỏ, Hảo quyết định về quê ở Đan Phượng, tận dụng góc chuồng gà để làm xưởng. Vượt qua bao trở ngại, cô gái nhỏ nhắn luôn nỗ lực mỗi ngày và tin vào con đường mình chọn.

Công đoạn cắt gỗ tạo thành phẩm. Ảnh: Lan Như.
Công đoạn cắt gỗ tạo thành phẩm. Ảnh: Lan Như.
Hầu hết sản phẩm của Hảo được tận dụng từ những mảnh gỗ bỏ đi. Hàng ngày, cô đến các hộ làm mộc gần nhà để xin gỗ thừa. Vốn có kiến thức thiết kế, cô dễ dàng hình dung rồi sáng tạo ra nhiều vật dụng đẹp mắt.
Biến những thứ không liên quan thành một tổng thể hài hòa, thẩm mỹ và ứng dụng tốt vào thực tế chính là điều khó khăn trong khâu tạo thành phẩm. Mỗi món hàng ra đời lại có riêng câu chuyện của nó.

Những món đồ chơi bằng gỗ được trẻ em thích thú. Ảnh: Lan Như.
Những món đồ chơi bằng gỗ được trẻ em thích thú. Ảnh: Lan Như.
Thay vì các mẩu gỗ khô ở xưởng bị vứt đi vì hết giá trị, qua bàn tay của Hảo lại trở thành dụng cụ giáo dục cho trẻ em vô cùng hữu ích.
“Vì sáng tạo là sự sẻ chia”
Khi mới bắt đầu, sản phẩm của Hảo chỉ là những đôi khuyên tai, đồ trang trí nội thất gia đình, đồ chơi trẻ em,... Sau đó, Hảo lại nghĩ ra các mặc hàng thời vụ để bán được quanh năm.

Nguyên liệu được Hảo tận dụng từ những cành gỗ khô. Ảnh: Lan Như.
Nguyên liệu được Hảo tận dụng từ những cành gỗ khô. Ảnh: Lan Như.
Không chỉ kinh doanh, Hảo còn làm nhiều video hướng dẫn tái chế gỗ, chia sẻ kinh nghiệm làm đồ handmade (thủ công) với nhiều người bởi với cô “sáng tạo là sự sẻ chia”.
Gắn bó với nghề mộc hơn 1 năm, cuộc sống của gia đình Hảo thay đổi rất nhiều. Hảo san sẻ được gánh nặng với bố, khiến ông không cảm thấy tự ti vì căn bệnh của mình. Hiện, xưởng nhà Hảo có đơn hàng ổn định, trung bình từ 20 – 30 đơn/ngày. Cũng vì thế, Hảo tạo được công ăn việc làm cho 10 lao động, chủ yếu là sinh viên.

 
Sản phẩm làm từ gỗ tái chế của Hảo. Ảnh: Lan Như
Sản phẩm làm từ gỗ tái chế của Hảo. Ảnh: Lan Như
Khi được hỏi có hối hận về quyết định "bỏ phố về quê" của mình không, Hảo cười tươi: “Tôi muốn nối nghiệp bố, cái nghề mà bố đã kiếm từng đồng nuôi chị em tôi ăn học và dù đã dành cả đời theo đuổi nhưng ông phải bỏ dở vì bệnh tật. Cũng vì nghề này, tôi đã có những kí ức đẹp...".
Nguyễn Hảo cho biết, với mức thu nhập hiện tại, xưởng đã đảm bảo duy trì được công việc kinh doanh. Trước khó khăn và nguy hiểm tiềm ẩn của nghề mộc, cô gái trẻ vẫn kiên định với hướng đi của mình. Cô hy vọng sẽ có nhiều người tham gia sáng tạo handmade từ nguyên liệu tái chế, giảm thiểu thói quen sử dụng nhựa, hạn chế rác thải ra môi trường.
LAN NHƯ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.