Lợi ích của trà gừng từ lâu đã được khoa học chứng minh. Sau đây, bác sĩ Shilpa Arora, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng của Ấn Độ, chỉ ra thời điểm tốt nhất nên uống trà gừng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Sau đây là những lợi ích của gừng đối với bệnh tiểu đường:
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học về dinh dưỡng Journal Nutrients, chỉ ra cơ chế kiểm soát lượng đường trong máu của gừng. Nó có thể ức chế các enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa carbohydrate và cải thiện các thông số sinh hóa máu và mỡ máu. Nhờ cơ chế này, gừng rất hiệu quả đối với những người đang nỗ lực điều chỉnh lượng đường trong máu.
Uống 1 ly trà gừng vào buổi sáng khi bụng đói hoặc 1 giờ trước hoặc sau bữa ăn. Ảnh: Shutterstock
Thành phần hoạt chất chính của gừng, gingerol, có tác dụng cải thiện sự hấp thu glucose vào tế bào cơ. Điều này có thể hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết cao, theo báo cáo được đăng trên tạp chí Iranian Journal Of Pharmaceutical Research.
Ngoài ra, chuyên gia Arora nhấn mạnh gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, điều trị cảm lạnh và cúm, hỗ trợ những người mắc bệnh hen suyễn. Đặc tính chống viêm của gừng được cho là có thể so sánh với thuốc kháng sinh mạnh.
Có thể uống 1 ly trà gừng vào buổi sáng khi bụng đói; 1 giờ trước hoặc sau bữa ăn. Trộn 1 muỗng cà phê hoặc 2 gram bột gừng khô vào nước ấm, có thể thêm một chút muối nếu muốn, theo Health Shots.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống trà gừng mỗi ngày.
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ thân hoặc rễ đều có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt, ổi có nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Công trình mới từ tổ hợp khoa học Texas A&M lớn của Mỹ chỉ ra một loại gia vị phổ biến ở châu Á - bao gồm Việt Nam - là một siêu thực phẩm giúp duy trì cơ thể săn chắc và giảm mỡ thần kỳ.
Cỏ tranh có tên gọi khác là Cỏ tranh săng, Nhả cà, Bạch mao căn... Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv. Đây là một trong số các vị thuốc có tác dụng thay thế sừng tê giác.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí quốc tế Food Science & Nutrion cho thấy một loài cây mà một số người Việt Nam dùng uống như trà có thể tạo đột phá cho cuộc chiến chống béo phì, gan nhiễm mỡ.
Hoa hòe hay còn gọi hòe hoa được trồng vừa làm cây cảnh, vừa làm trà uống và là vị thuốc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp hạ huyết áp.
Một hợp chất từng được cho là thần dược giúp giảm béo, tăng cường khả năng chuyển hóa trong trà xanh vừa được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là giúp khóa được cả khối u.
Sầu riêng là trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Tỏi có nhiều giá trị dinh dưỡng. Kết hợp tỏi vào các bữa ăn thông thường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Đặc biệt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm mức chất béo trung tính.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các loại thảo dược có thể giúp kiểm soát nhiều bệnh. Với gan, một số loại thảo dược tự nhiên thực sự có thể giúp cải thiện sức khỏe của gan. Để đảm bảo sức khỏe tối ưu, người dùng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào.
Hoa đậu biếc được biết đến với công dụng thanh mát cơ thể. Uống trà từ hoa đậu biếc giúp giảm cảm cúm, hạ sốt hiệu quả, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng, trị viêm họng. Tuy nhiên, loại hoa này còn có những tác hại mà không phải ai cũng biết đến.
Đậu xanh là một trong những nguồn protein thực vật tốt nhất. Chúng không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có thể giải độc và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.
Người xưa đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc bàn chân bởi chúng không chỉ là bộ phận quan trọng, giúp người ta lao động, đi lại trong thời đại còn ít phương tiện hỗ trợ, mà còn là nơi chứa nhiều kinh mạch, huyệt đạo, là con đường dẫn khí huyết lưu thông khắp cơ thể.