"Định vị" văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từng có những lo ngại về sự mai một văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, song nhiều nỗ lực “định vị” gần đây đã khôi phục bản sắc, tạo ra giá trị khác biệt và lâu bền.

Cái nắng trưa đổ xuống khoảng sân nhà Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (làng Kép, phường Đống Đa, TP. Pleiku) không làm những nhát rìu, đục của các nghệ nhân chậm lại. Những khúc gỗ thô mộc thoáng chốc mang hồn cốt riêng của từng gương mặt già trẻ, gái trai trong các sinh hoạt đời thường. Dưới bóng nắng, hàng chục bức tượng gỗ lộ rõ vẻ gồ ghề mà sắc sảo trên từng đường nét. Ngoài tạc tượng cỡ lớn thông thường, các nghệ nhân còn được học cách thu nhỏ tượng thành sản phẩm du lịch “bỏ túi” độc đáo.

  Một nghệ nhân tham gia lớp bồi dưỡng tạc tượng. Ảnh: Phương Duyên
Một nghệ nhân tham gia lớp bồi dưỡng tạc tượng. Ảnh: Phương Duyên


Được sự tạo điều kiện của Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai, lớp bồi dưỡng kỹ năng tạc tượng nói trên diễn ra từ ngày 3 đến 6-5, thu hút 15 nghệ nhân trong tỉnh về tham dự. Họ đều là những người có nghề, song lớp học đặc biệt này đã bồi đắp thêm trong họ tình yêu văn hóa dân tộc mà ông cha truyền dạy. Hơn thế, họ còn biết cách dựa vào đó để có thêm thu nhập.

Nhà văn Thu Loan-đồng Chủ nhiệm dự án “Phát huy giá trị tượng gỗ dân gian của người Bahnar, Jrai tại Gia Lai”-cho biết: Dự án được Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xét duyệt, ký kết hợp đồng tài trợ hồi cuối năm 2021. Việc mở lớp bồi dưỡng kỹ năng tạc tượng là một trong những bước triển khai dự án. “Đồng bào Bahnar, Jrai có nền văn hóa dân gian phong phú, độc đáo, thể hiện trong phương thức sản xuất, phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo… Đặc biệt, việc làm tượng gỗ dân gian đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại và tạo thêm thu nhập cho nghệ nhân, tượng gỗ cần được cải tiến, có nhiều kích thước khác nhau, giá cả hợp lý để có thể trở thành hàng hóa”-nhà văn Thu Loan chia sẻ.

Với quan điểm đó, mục tiêu của lớp bồi dưỡng là giúp nghệ nhân có thể tạc được tượng với các kích cỡ khác nhau, bằng những loại gỗ sẵn có trong vườn, quanh nhà. 17 tượng lớn hoàn thiện sau lớp bồi dưỡng sẽ được bổ sung trang trí tại các khu trưng bày tượng gỗ trên địa bàn TP. Pleiku như: Làng văn hóa-du lịch Plei Ốp, Công viên Đồng Xanh… Cùng với đó, 17 tượng nhỏ và 5 bộ mẫu “Tượng gỗ Gia Lai” sẽ được trưng bày tại một số điểm du lịch, các cơ sở lưu trú như: Biển Hồ, Khách sạn Tre Xanh Plaza… Chủ nhiệm dự án cũng sẽ phát một số mẫu phiếu điều tra để đánh giá các nhóm tượng được yêu thích nhất, từ đó quảng bá, kết nối và tiêu thụ.

Tại Gia Lai từng có rất nhiều lớp tập huấn về tạc tượng; không ít hội thi về kỹ năng này được tổ chức. Nhưng tính đến “đầu ra” cho sản phẩm thì không phải ai cũng làm được. Có thể nói, việc tạo sinh kế bền vững cho người dân bằng cách khai thác di sản văn hóa dân tộc cũng chính là tạo động lực bảo tồn một cách hiệu quả, xây dựng lực lượng kế cận biết yêu quý, trân trọng bản sắc. Tuy đã 72 tuổi và đẽo tượng thuần thục nhưng nghệ nhân Ksor Jeo (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok, huyện Krông Pa) vẫn muốn tham gia lớp bồi dưỡng. “Mình muốn học cách tạc tượng cho đẹp hơn để về truyền dạy cho lớp trẻ, nhất là cách thu nhỏ tượng để làm du lịch”-ông Jeo bày tỏ. Còn nghệ nhân Đinh Bri (làng Pyang, thị trấn Kông Chro) cũng rất vui khi thông tin: Có một khóa truyền dạy kỹ năng tạc tượng tại thị trấn đang chờ ông về làm người đứng lớp.

Những năm qua, ngoài nỗ lực của địa phương, công tác bảo tồn các giá trị truyền thống còn có sự chung tay của nhiều cá nhân, tổ chức tâm huyết, trong đó có Hội đồng Anh. Bên cạnh dự án trên, còn có 3 dự án khác được xét duyệt, tài trợ trong năm 2022, gồm bảo tồn, phát huy giá trị cồng chiêng, thuyền độc mộc, nghề dệt thổ cẩm… (mức tài trợ cao nhất là 150 triệu đồng/dự án). Tuy số kinh phí trên không phải lớn nhưng lại có tác động mạnh mẽ, từ đó nâng cao ý thức tự tôn của cộng đồng các dân tộc bản địa, giúp họ “định vị” bản sắc. Hiểu rõ giá trị của sự khác biệt để gìn giữ, quảng bá là mục tiêu các dự án hướng tới.

Mặt khác, sau 2 năm các hoạt động văn hóa bị đình trệ do dịch Covid-19, sự trở lại của các sự kiện, hội thao, hội thi, liên hoan gần đây tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã “hồi sinh”, thổi bùng tình yêu với văn hóa dân tộc. Dần dà, nhiều người đã thôi hoài nghi về sự mai một bản sắc văn hóa truyền thống, bởi đâu đó tình yêu ấy vẫn được âm thầm nuôi dưỡng để cháy lên, bằng cách này hay cách khác.  

 

 PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...