Thêm động lực cho văn hóa đọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, dù thời tiết giá lạnh, nhưng không gian của Phố sách Xuân tại phố 19/12 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn nóng lên bởi các hoạt động tọa đàm, trao đổi về sách và văn hóa đọc. Dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng việc tổ chức Phố sách Xuân Nhâm Dần cho thấy một chủ trương đúng, tạo động lực mới cho văn hóa đọc ngay từ những ngày đầu năm.
 

Độc giả tham quan Phố sách Xuân Nhâm Dần.
Độc giả tham quan Phố sách Xuân Nhâm Dần.


Ngày mồng 3 Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm nay cũng là ngày Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2022). Từ sáng sớm, hàng trăm độc giả đã có mặt Phố sách Xuân Nhâm Dần để chờ đợi một sự kiện Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt Tủ sách “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” và giới thiệu bộ sách “Biên niên sự kiện lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”. Tủ sách “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” tập hợp hơn 160 đầu sách do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, phát hành, được chia thành các mảng đề tài: Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sách viết về Người; sách về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay; sách về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; sách về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng... Tủ sách được thiết kế tạo cảm giác hoài niệm về một toa tàu điện xưa của Hà Nội và được đặt ngay tại trung tâm phố 19/12 - Phố Sách để độc giả có thể tìm hiểu.

Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Thị Thinh khẳng định: “Tủ sách “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” giúp độc giả có cơ hội được tiếp cận, khai thác, sử dụng nguồn thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước, có được những hiểu biết, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, qua đó, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ngày càng được hiện thực hóa trong cuộc sống”. Ngay sau khi ra mắt, đã có nhiều độc giả đến tìm hiểu và đọc các cuốn sách về tư tưởng của Đảng, về Bác Hồ. Bác Lê Hồng Phúc (phố Trần Quốc Toản) chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng trong điều kiện hiện nay, càng phải có những tác phẩm khẳng định đường lối của Đảng, nền tảng tư tưởng của Đảng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tuyên truyền, giáo dục về vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, nhất là với giới trẻ”.

Phố sách Xuân là hoạt động thường niên của thành phố Hà Nội những năm qua. Năm nay, với chủ đề “Cánh én chào xuân-Nâng tầm tri thức”, Phố sách được tổ chức sớm hơn thường lệ, bắt đầu từ ngày 29/1 và kết thúc vào tối 6/2. Hai năm qua, ngành xuất bản gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, các hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc, hội sách... đều bị đình trệ, cho nên đây là dịp nhiều nhà xuất bản, công ty sách tổ chức các hoạt động giới thiệu những “đặc sản” của mình sau một thời gian ngủ đông, cũng như các hoạt động nhằm thu hút công chúng đến với văn hóa đọc. Nổi bật trong đó phải kể đến chương trình: “Hành trình sách tương tác - Giúp bé đọc sách một cách tự nhiên” (Công ty Sách Đinh Tỵ), Ngày Tết: Kể chuyện văn hóa Việt (Thaiha Books), chương trình giao lưu về cuốn sách “Những cảnh đời tỉnh lẻ” và “Giành lại không khí sạch” (Công ty CP Văn hóa Phương Nam); chương trình giới thiệu sách “Nhâm nhi Tết cùng Sách Kim Đồng” và giới thiệu loạt sách chủ đề Tết của Nhà Xuất bản Kim Đồng… Các nhà xuất bản, công ty sách đều tổ chức các hoạt động giàu tính tương tác, chia sẻ kinh nghiệm để giúp các phụ huynh đưa con đến với thế giới của sách…

Một sự kiện quan trọng với lịch sử-văn hóa Thăng Long-Hà Nội cũng được giới thiệu trong dịp này là lễ ra mắt cuốn sách “Vương triều Lý (1009-1226)” của Nhà Xuất bản Hà Nội. Cuốn sách này do Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, được xuất bản lần đầu năm 2010, thời điểm Thăng Long-Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ, tập thể tác giả cố gắng giới thiệu một cách khách quan và toàn diện quá trình lịch sử hơn 200 năm Vương triều Lý từ buổi khởi dựng cho đến lúc suy vi, trong đó nhấn mạnh những hy sinh và cống hiến của Lý Thái Tổ, của triều đình và quân dân nhà Lý cho đất nước, cho nhân dân và cho Thăng Long. Cuốn sách không chỉ là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà sử học, mà có thể coi là sản phẩm tổng hợp của nhiều công trình khoa học thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước từ trước đến nay. Ở lần tái bản này, cuốn “Vương triều Lý (1009-1226)” là cuốn mở màn cho một bộ sách đồ sộ về Hà Nội: “Các vương triều trên đất Thăng Long”. Phó Tổng Giám đốc Nhà Xuất bản Hà Nội Phạm Thùy Dương cho biết, bộ sách bao gồm tất cả các triều đại định đô tại Thăng Long, trong đó, có những vương triều đem lại sự thịnh vượng, sự phát triển rực rỡ cho kinh đô Thăng Long và dân tộc như Vương triều Lý, Vương triều Trần, vương triều Lê.

Với đông đảo độc giả tham gia các chương trình, sự kiện tại Phố sách Xuân Nhâm Dần 2022, Phố sách Xuân đã tạo động lực mới cho văn hóa đọc, góp phần xây dựng văn hóa đọc trên địa bàn, xây dựng một Thủ đô tri thức.

Theo DÃ LIÊN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...