Thổi hồn vào đá cuội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ những viên đá cuội nhặt từ bờ suối, bàn tay khéo léo của Ly Na đã tạo nên những bức tranh lung linh màu sắc. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện đời thật được cô gái ở một vùng trung du, Quảng Nam gửi gắm.

 

Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung
Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung



Mỗi bức tranh, một câu chuyện

Với đam mê nghệ thuật, cô giáo Nguyễn Ly Na (24 tuổi, xã Bình Lâm, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) đã dùng đá cuội đính ghép thành những bức tranh nhiều màu sắc.

Tốt nghiệp ngành Giáo viên mầm non (Trường Đại học Quảng Nam), sớm gắn bó với nghề dạy năng khiếu nhảy múa cho thiếu nhi, tuy nhiên, trong cô gái trẻ có một niềm đam mê vô bờ bến với nghệ thuật sáng tạo. Với mong muốn mang những điều mới mẻ cho thiếu nhi quê nhà, sau mỗi giờ học, Ly Na lại say mê tìm tòi, sáng tạo nên vật dụng, đồ dùng lồng ghép vào chương trình, tạo hứng thú cho học trò.

Sống ở vùng quê nhiều sông suối, cô giáo trẻ vô tình phát hiện ra những viên đá cuội với hình thù bắt mắt, ngộ nghĩnh. Từ đó, ý tưởng dùng đá cuội và tô thêm màu sắc khiến cô say mê hơn. Qua bàn tay khéo léo của mình, cô biến những viên đá khô lạnh, vô hồn trở nên bắt mắt, sinh động.

Tận dụng thời gian nghỉ cô gái trở về quê cùng cha lội suối để tìm, lựa từng viên sỏi, viên đá đem về rửa sạch phơi khô rồi cho vào từng hũ nhỏ dùng khi cần thiết. Để hoàn thành 1 bức tranh thì cần 1-2 ngày, có khi đến cả tuần liền vì không phải tìm được đá đã vẽ được mà tùy vào mỗi bức tranh và cảm xúc nữa.

Sau khi hình thành ý tưởng về chủ đề của bức tranh, Ly Na vẽ nền tranh trên giấy cứng và đính những viên đá, sỏi được tô vẽ lên trên bằng silicon. Ở khâu hoàn thiện, cô dùng một cây cọ hoặc bút dạ và màu acrylic để tô điểm, hoàn thiện cho bức tranh thêm phần lung linh, đẹp mắt.

Ly Na đã tạo nên những “bức tranh đá” với nhiều hình thù đặc biệt như cỏ cây, hoa lá đến các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu. Việc này giúp những buổi học của cô trò thú vị, vui vẻ hơn. Từ niềm vui nơi lớp học, dần dà tranh làm từ đá của Na được nhiều người biết đến và đặt mua.

“Ban đầu, tôi làm vì đam mê chứ không nghĩ kiếm thu nhập từ việc này. Sau khi tặng những bức tranh cho bạn người thân và được chụp hình đăng Facebook, từ đó nhiều người thích thú và bắt đầu đặt tranh. Nội dung bức tranh là những câu chuyện tôi tích góp từ đời sống, sau đó thể hiện lên trên đá cuội” - Ly Na nói.

Thương mại hóa sản phẩm

Hiện nay, khi được thương mại hóa, khách hàng sẽ cung cấp nội dung và nhiệm vụ của Ly Na phải thể hiện đầy đủ trong bức tranh. Mỗi bức tranh, Ly Na thường bán với giá 200-500.000 đồng, tùy vào kích thước, mức độ phức tạp hoặc theo yêu cầu của khách.

“Để bức tranh có câu chuyện và có hồn, người làm phải đặt mình vào vị trí của nhân vật, thấu hiểu hoàn cảnh sau đó thể hiện lên tác phẩm”- Ly Na cho biết.

Vừa nói, Ly Na vừa tìm lại bức tranh cô bán cho một khách hàng với khung hình có 3 người nắm tay nhau. “Đây là tấm hình tôi tâm đắc nhất, bởi không đơn giản với khung cảnh ấm áp 3 người nắm tay nhau đi trên đường mà đây cả một ước mơ của nhân vật. Bạn tôi là người đồng tính và muốn có cuộc sống đơn giản, được mọi người thấu hiểu, sẻ chia” - cô giáo chia sẻ.


 

 Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung
Cô giáo Ly Na viết nên chuyện từ những viên đá vô tri. Ảnh: Thanh Chung



Với mỗi tác phẩm, Ly Na đều tỉ mẩn, cẩn thận chọn từng viên đá, màu sắc sao cho sản phẩm phải bắt mắt và không có một lỗi. Đá trong tự nhiên, mỗi viên mỗi hình dáng, kích thước khác nhau. Vì thế, tranh của Na vừa ngộ nghĩnh, xinh xắn và mới lạ, riêng biệt. Mỗi bức tranh ra đời, là niềm vui, đam mê của cô được tiếp nối.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/thoi-hon-vao-da-cuoi-808875.ldo

Theo Thanh Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...