Tháng 3, đến Tây Nguyên xem mùa con ong đi lấy mật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tây Nguyên mùa xuân, mùa hoa cà phê nở trắng, mùa con ong đi lấy mật gọi mời du khách. Đây là mùa đẹp nhất trong năm để du khách ghé thăm vùng đất tuyệt vời này.

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng. Du lịch đến các tỉnh Tây Nguyên bạn không chỉ tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn trải nghiệm được cuộc sống của đồng bào các dân tộc như Bahnar, Jai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… và thưởng thức những món ăn địa phương đặc sắc.

Ngoài ra, khí hậu mát mẻ ôn hòa và con người thân thiện nơi đây sẽ níu bước chân du khách và mong một lần trở lại. Nếu bạn thắc mắc về thời gian nên đến Tây Nguyên thì bạn nên sắp xếp một chuyến đi vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4.

Trong đó, tháng 12 và cuối tháng 2 đầu tháng 3 là thời điểm Tây Nguyên đẹp nhất. Tháng 12 không chỉ là mùa hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực trên các cung đường Tây Nguyên mà còn là thời điểm các vườn cafe vào mùa thu hoạch, quả cafe chín đỏ rực một góc trời. Cảnh tượng tuyệt vời đó, nếu đã nhìn một lần sẽ không bao giờ có thể quên được.

Còn tháng 2-3 là thời điểm mà Tây Nguyên được miêu tả là “trắng trời cafe”, bởi đây là lúc hoa cafe bắt đầu nở trắng cả Tây Nguyên. Phải tận mắt chứng kiến vẻ đẹp thanh khiết này bạn mới thấy được một Tây Nguyên hòa toàn khác với tưởng tượng của bạn. Chiều lòng du khách, thời điểm tháng 3 bạn sẽ dễ dàng săn được vé giá rẻ cho những hành trình đến Tây Nguyên.

 
Tháng ba về với Tây Nguyên, để nghe và lẩm nhẩm theo câu hát: Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy cài chông.
Tháng ba về với Tây Nguyên, để nghe và lẩm nhẩm theo câu hát: Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy cài chông.
2
Nếu Tây Bắc có hoa ban trắng được lấy làm biểu tượng thì Tây Nguyên có hoa cà phê, loài cây đặc sản nổi tiếng với những sản phẩm Abarica và Robusta có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều du khách tìm đến mảnh đất này việc đầu tiên là khám phá cây cà phê. Và tuyệt vời hơn khi đến Tây Nguyên mùa xuân du khách không chỉ được trực tiếp “mục sở thị” cây cà phê mà còn được ngắm cây ra hoa, đây cũng là mùa hoa cà phê nở trắng khắp núi đồi, du khách mải mê men theo lối mòn tận hưởng vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa đặc sản này. Dường như thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho mỗi vùng miền một nét đẹp đặc trưng riêng, để rồi tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ.
3
Hoa cà phê có mùi hương ngọt ngào, thu hút những đàn ong đua nhau tìm đến hút mật. Từ những nét xanh nhạt nơi đầu búp rồi lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung, hoa cà phê có vẻ đẹp nhẹ nhàng hòa quyện cùng nhau tạo ra khung cảnh trắng như tuyết phương Tây. Chính loài hoa này đã giúp Tây Nguyên khoác trên mình một triếc áo mời mỗi độ xuân về, màu áo trắng dịu dàng gọi mời du khách.
 Mùa hoa cà phê thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch với hai đợt nở hoa, mỗi đợt nở kéo dài từ 7-10 ngày sau đó sẽ tàn nhanh và bắt đầu hình thành quả, bởi vậy du khách muốn được đặt chân đến Tây Nguyên đúng mùa hoa cà phê nở rộ đẹp nhất cần tìm hiểu kỹ và đặt lịch trình đúng thời điểm. Pleiku (Gia Lai) và Buôn Ma Thuột (Đaklak) là hai thành phố có rừng hoa cà phê lớn nhất, ngoài ra du khách có thể thăm rừng cà phê ở những vùng xung quanh. Mùa xuân đến, khắp Tây Nguyên bừng sắc trắng nổi bật giữa đất đồi bazan.
Mùa hoa cà phê thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch với hai đợt nở hoa, mỗi đợt nở kéo dài từ 7-10 ngày sau đó sẽ tàn nhanh và bắt đầu hình thành quả, bởi vậy du khách muốn được đặt chân đến Tây Nguyên đúng mùa hoa cà phê nở rộ đẹp nhất cần tìm hiểu kỹ và đặt lịch trình đúng thời điểm. Pleiku (Gia Lai) và Buôn Ma Thuột (Đaklak) là hai thành phố có rừng hoa cà phê lớn nhất, ngoài ra du khách có thể thăm rừng cà phê ở những vùng xung quanh. Mùa xuân đến, khắp Tây Nguyên bừng sắc trắng nổi bật giữa đất đồi bazan.
5
Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cà phê, mà còn có một "đặc sản" không thể không nhắc đến là Buôn Đôn, nơi có “chú voi con ở Bản Đôn” là nhân vật quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Chú voi Bản Đôn đã nổi tiếng khắp cả nước khi xuất hiện trong một bài hát thiếu nhi và nay là một địa danh du lịch nổi tiếng có sức hút đặc biệt đối với du khách trong Nam, ngoài Bắc.
6
Buôn Đôn nay khang trang và đẹp hơn nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đến nơi đây du khách sẽ có những trải nghiệm không quên khi cưỡi voi Bản Đôn khám khá bản làng và đi qua dòng sông Serepok sử thi huyền thoại. Đây là dòng sông lớn nhất tỉnh Đaklak, không như tất cả dòng sông khác chảy xuôi, Serepok chảy ngược và đoạn qua Buôn Đôn thì chảy ngang. Khám phá dòng sông sử thi trên lưng voi đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có chút ngạc nhiên, chút lo sợ và chút hào hứng xen lẫn với đó là niềm vui khi đã chinh phục được con sông hùng vĩ cùng ấn tượng khó phai.
Cũng chiều lòng du khách, các hãng máy bay cũng tung vé giá hấp dẫn cho du khách vào tháng 3. Khi đến Tây Nguyên, du khách sẽ cảm giác mình lạc vào chốn bồng lai bởi cảnh sắc tuyệt vời của núi ừng nơi đây.
Cũng chiều lòng du khách, các hãng máy bay cũng tung vé giá hấp dẫn cho du khách vào tháng 3. Khi đến Tây Nguyên, du khách sẽ cảm giác mình lạc vào chốn bồng lai bởi cảnh sắc tuyệt vời của núi ừng nơi đây.
 Lên núi là để ngắm biển, để cảm nhận được sự ban tặng tuyệt vời của Mẹ thiên nhiên. Nếu bạn đến Biển Hồ ở Gia Lai, nơi được ví là “Đôi mắt Pleiku Biển hồ đầy”, bạn sẽ ngỡ ngàng đến không tin vào cảm giác của mình vì Biển Hồ quả thực rất đẹp, nước xanh màu xanh ngọc bích, khung cảnh nên thơ hữu tình. Đi thuyền chạy dọc biển hồ, ngắm những cảnh đẹp, cuộc sống thường ngày, hình ảnh người dân bắt cá mưu sinh, chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp bình yên ở nơi đây.
Lên núi là để ngắm biển, để cảm nhận được sự ban tặng tuyệt vời của Mẹ thiên nhiên. Nếu bạn đến Biển Hồ ở Gia Lai, nơi được ví là “Đôi mắt Pleiku Biển hồ đầy”, bạn sẽ ngỡ ngàng đến không tin vào cảm giác của mình vì Biển Hồ quả thực rất đẹp, nước xanh màu xanh ngọc bích, khung cảnh nên thơ hữu tình. Đi thuyền chạy dọc biển hồ, ngắm những cảnh đẹp, cuộc sống thường ngày, hình ảnh người dân bắt cá mưu sinh, chúng tôi cảm nhận được vẻ đẹp bình yên ở nơi đây.

Nguồn :vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.