Mang Yang đa dạng hóa sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 4 năm thực hiện Chương trình OCOP, các hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh cá thể của huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản đặc trưng của địa phương. Đến nay, toàn huyện có 25 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao cấp tỉnh với đa dạng chủng loại.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang, giai đoạn 2019-2021, toàn huyện có 25 sản phẩm đặc trưng của các HTX nông nghiệp và hộ kinh doanh cá thể được UBND tỉnh công nhận đạt OCOP cấp tỉnh. Trong đó, 24 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao với đa dạng chủng loại như: tiêu hữu cơ Linh Nham, gạo ĐT, rượu đan sâm, cà phê, hoa đu đủ đực sấy, mướp đắng rừng sấy, măng le rừng, tinh dầu sả… Năm 2022, huyện tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 13 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp huyện. Huyện cũng tổ chức đánh giá lại 4 sản phẩm được công nhận từ năm 2019 để gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đặc biệt, năm nay, huyện có nhiều sản phẩm mới tham gia Chương trình OCOP như: nước rửa chén thảo dược của HTX Nông nghiệp và dịch vụ An Bình Phát; na rừng sấy khô của hộ kinh doanh Trần Mạnh Cư (làng Đak Trang, xã Kon Thụp); quả chanh dây tươi hương ổi và dầu hạt chanh dây của HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng); gạo nếp nương của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Đak Trôi (làng Đak Bơt, xã Đak Trôi); cao thiên môn đông, cao đan sâm của HTX Dược liệu xanh Mang Yang; nấm linh chi sấy khô, mật ong rừng…
Sản phẩm OCOP của HTX Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến, huyện Mang Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm OCOP của HTX Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến, huyện Mang Yang. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Trần Mạnh Hưng-Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát-cho hay: Đây là lần đầu tiên HTX tham gia Chương trình OCOP. Qua đánh giá, phân hạng, HTX có 2 sản phẩm là quả chanh dây tươi hương ổi và dầu hạt chanh dây được xếp hạng 3 sao cấp huyện. Đây là động lực để HTX đầu tư phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. “Nhờ có Tổ tư vấn Chương trình OCOP của huyện hỗ trợ rất nhiệt tình về thủ tục hành chính, cách xây dựng logo, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ sản phẩm trên thị trường, tham gia quảng bá sản phẩm tại một số tỉnh, thành trong cả nước nên sản phẩm quả chanh dây tươi và dầu hạt chanh dây của HTX được tiêu thụ rất tốt, không lo về đầu ra”-ông Hưng nói.
Còn bà Vũ Thị Chinh (thôn 1, xã Ayun) thì chia sẻ: Gia đình bà đã nhiều năm buôn bán sản phẩm nấm linh chi sấy khô và mật ong rừng khai thác từ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Năm nay, bà tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm nấm linh chi sấy khô và mật ong rừng. “Vừa rồi, cả 2 sản phẩm đều được xếp hạng đạt 3 sao cấp huyện và đang chờ đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Qua Chương trình OCOP, các sản phẩm của gia đình đã được đầu tư về bao bì, nhãn mác, logo và chất lượng. Hy vọng trong thời gian tới, các sản phẩm sẽ được khách hàng gần xã biết đến nhiều hơn”-bà Chinh cho biết.
Sản phẩm chanh dây được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Sản phẩm chanh dây được công nhận OCOP cấp tỉnh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Thực hiện Chương trình OCOP, huyện Mang Yang đã tuyên truyền, vận động các HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn khai thác, đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản đặc trưng, chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, huyện tư vấn, hỗ trợ các chủ thể xây dựng logo, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Trong 2 năm (2021-2022), huyện hỗ trợ khoảng 870 triệu đồng cho các chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh. Trong đó, năm 2021 hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm và năm 2022 là 30 triệu đồng/sản phẩm.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Vinh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Từ năm 2019 đến nay, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các chủ thể có sản phẩm nông sản đặc trưng tham gia Chương trình OCOP. Ngoài 25 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao cấp tỉnh, huyện đang có 13 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện. Hồ sơ các sản phẩm này đang được hoàn thiện gửi về Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh đánh giá trong thời gian tới. Đây là động lực mới góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương phát triển.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.