Trồng loại nấm đen đen lại "khó tính", một ông nông dân ở Quảng Nam có của ăn của để

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ nấm mối đen hằng ngày cao nên ông Dương Thái Phong (37 tuổi, tổ 10, khối phố Thanh Nam, phường Cẩm Nam, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) đầu tư trồng nấm mối đen hữu cơ và mang về thu nhập ổn định.

Cơ duyên đến với nấm mối đen

Chia sẻ với phóng viên, ông Dương Thái Phong cho biết, cuối năm 2019 ông học nghề trồng nấm mối đen tại Công ty TNHH MTV Nông trại FuHa (tại TP.HCM). "Công ty đã hỗ trợ gia đình tôi lắp đặt nhà xưởng, cung cấp phôi, chuyển giao công nghệ trồng nấm và cam kết bao tiêu sản phẩm"- ông Phong kể lại.

Năm đầu tiên trồng thử nghiệm, ông Phong xây dựng khoảng 100m2 nhà xưởng trồng nấm mối đen hữu cơ theo quy trình khép kín. Tổng chi phí lúc đó rơi vào khoảng 250 triệu đồng. Sau khi họp bàn và thống nhất, ông lấy tên là cơ sở nuôi trồng và sản xuất nấm mối Uyên Khang.


 

 Ông Dương Thái Phong đang chăm sóc phôi trong trại nấm. Ảnh: Q.N
Ông Dương Thái Phong đang chăm sóc phôi trong trại nấm. Ảnh: Q.N

"Hội Nông dân phường sẽ giúp ông Phong đăng ký mã vạch, tạo thương hiệu sản phẩm nấm mối đen hướng đến tham gia Chương trình OCOP".

Bà Lê Thị Bích Dung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cẩm Nam (TP.Hội An)

Nhận thấy bước đầu có đã có những ổn định ở khâu thử nghiệm, ông Phong tiếp tục mua thêm 8.000 phôi nấm của Công ty FuHa. Không may mắn thay, khi những mẻ nấm chính thức ra đời cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát, công ty của ông khó tiêu thụ sản phẩm nên ông Phong rơi vào tình trạng thua lỗ.

Không nản chí, năm 2020, ông Phong tiếp tục sản xuất và tìm kiếm nguồn phôi đảm bảo chất lượng từ TP.HCM về trồng ổn định cho đến nay.

"Hiện nay, mỗi đợt tôi nuôi trồng 5.000 phôi giống. Phôi giống sau khi nhập về trại xếp phôi lên kệ trồng, cài đặt nhiệt độ trong nhà khoảng 24-28 độ C, độ ẩm khoảng 86-92%. Chờ khoảng 7-10 ngày cho phôi ổn định, sau đó mở nắp, phủ cát dày khoảng 3-5cm lên mặt bịch nấm, kích ẩm khoảng 20 ngày sau sẽ cho nấm.

Hướng tới sản phẩm OCOP

Cây nấm dài khoảng 2-12cm là thu hoạch được. Nấm có thể thu hoạch cả ngày, năng suất tập trung chủ yếu ở đợt 1. Nếu phôi giống tốt và quá trình nuôi trồng chăm sóc không bị nhiễm bệnh thì trung bình thu hoạch trên 10kg nấm thô/ngày và kéo dài cho đến khi hết nấm" – ông Phong chia sẻ.

Cũng theo ông Phong, chu kỳ trồng nấm mối đen theo phương pháp hữu cơ, một vụ thu hoạch trong khoảng thời gian 3 - 4 tháng, nhưng đòi hỏi kỹ thuật rất khắt khe từ khâu xử lý phôi nấm đến khâu nuôi trồng, phải đảm bảo sạch hoàn toàn.

Để tìm đầu ra ổn định cho nấm mối đen, thời gian đầu ông Phong chào bán ở các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hội An và bán hàng qua các trang mạng xã hội như lập fanpage, Zalo… để giới thiệu nấm và kết nối với người tiêu dùng. Với giá nấm mối đen trung bình từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, một mùa nấm kéo dài khoảng 4 tháng, ông thu lãi trên 30 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ nấm của ông Phong ngày càng được mở rộng như Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng, TP.HCM. Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, ông đã chọn sản xuất theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm nấm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Ông Phong dự định sẽ đầu tư mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật trồng nấm mối đen theo công nghệ 4.0, trong thời gian tới.

Bà Lê Thị Bích Dung – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cẩm Nam (TP.Hội An) cho biết, qua theo dõi mô hình trồng nấm mối đen hữu cơ của ông Dương Thái Phong thì thấy rằng đây là một mô hình sản xuất mới, đầu ra sản phẩm dần ổn định, giá bán cao.

 

https://danviet.vn/trong-loai-nam-den-den-lai-kho-tinh-mot-ong-nong-dan-o-quang-nam-co-cua-an-cua-de-20210808180314515.htm

Theo Q.N (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.