Gia Lai: Tăng tốc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn bò, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xuất ngân sách mua vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng.
Bệnh tiếp tục lây lan
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, từ cuối tháng 5 đến nay, bệnh VDNC đã lây lan tại 168 thôn, làng thuộc 44 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng số bò mắc bệnh là 1.220 con, trong đó có 44 con bị chết, 283 con đã được điều trị khỏi bệnh.
Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, bệnh VDNC có chiều hướng lây lan ra diện rộng. Nguyên nhân là do địa bàn rộng, chuồng trại chăn nuôi của người dân còn thô sơ, phương thức chăn thả rông và phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên. Bên cạnh đó, các véc tơ truyền bệnh khó kiểm soát, trong khi số lượng trâu, bò được tiêm phòng vắc xin VDNC còn hạn chế. Đặc biệt, đây là bệnh mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa đưa vào danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch nên việc hướng dẫn tổ chức phòng-chống dịch còn nhiều hạn chế.
Bò chăn thả rông tìm thức ăn tự nhiên tại xã An Phú( TP.Pleiku)
Phương thức chăn thả rông để tìm thức ăn tự nhiên là một trong những nguyên dân dẫn đến bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Nguyễn Thị Uyên Ny-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê-cho hay: Toàn huyện có 282 con bò bị mắc bệnh VDNC, trong đó có 60 con đã được chữa khỏi bệnh. Hiện nay, số trâu, bò ở vùng dịch là 12.761 con, vùng uy hiếp khoảng 12.590 con và vùng đệm khoảng 4.724 con. “Hiện nay, phần lớn đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng vắc xin VDNC và bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu nên khả năng lây lan còn cao. Không những vậy, thời tiết mùa này rất thuận lợi cho ruồi, muỗi, mòng phát triển dù đã phun hóa chất diệt trừ”-bà Ny thông tin.
Khẩn trương tiêm vắc xin phòng bệnh
Trước diễn biến phức tạp của bệnh VDNC, một số địa phương đã chủ động xuất ngân sách mua vắc xin tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đặc biệt, qua tuyên truyền, vận động, người chăn nuôi tại các huyện Đak Đoa và Chư Sê cũng đã tự mua vắc xin về tiêm phòng cho đàn bò. Ông Phạm Văn Đồng (thôn Tam Điệp, xã Hneng, huyện Đak Đoa) cho biết: “Cách đây hơn 2 tháng, tôi mua 4 con bò về nuôi. Những ngày qua, tôi nhờ cán bộ thú y huyện đến kiểm tra và mua vắc xin tiêm phòng cho đàn bò”.
Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa tiêm phòng cho đàn bò của ông Phạm Văn Đồng (thôn Tam Điệp, xã Hneng). Ảnh: Nguyễn Diệp
Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Đoa tiêm phòng cho đàn bò của ông Phạm Văn Đồng (thôn Tam Điệp, xã Hneng). Ảnh: Nguyễn Diệp
Tại huyện Chư Sê, đến nay, người dân đã chủ động mua vắc xin tiêm phòng bệnh VDNC được khoảng 3.000 liều. Ông Trịnh Duy Tâm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Duy Tâm (làng Kueng Xí nghiệp, xã Hbông) chia sẻ: Trước tình hình bệnh VDNC xuất hiện tại nhiều xã lân cận, Hợp tác xã đã chủ động mua 300 liều vắc xin VDNC về tiêm phòng toàn bộ đàn bò của các hộ liên kết phát triển chăn nuôi với đơn vị.
Trao đổi với P.V, ông Thái Văn Dũng-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-thông tin: Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng 59.000 liều vắc xin VDNC cho đàn bò. Đồng thời, Chi cục cũng đã cấp vật tư, hóa chất diệt côn trùng và hơn 7.000 lít Benkocid cho các địa phương triển khai Tháng Vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch bệnh xuất hiện trên đàn gia súc. Chi cục đang tiếp tục mua 40.000 liều vắc xin để hỗ trợ các địa phương tiêm phòng cho đàn trâu, bò.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.