Quảng Ngãi: Chăn nuôi bò lai to bự, bán giá gấp 2 lần so với bò thường, nông dân khá giả hẳn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi của thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã góp phần tăng số lượng đàn bò lai to bự và giúp hàng trăm nông dân có thu nhập cao gấp đôi so với nuôi bò thường.

Hơn 600 hộ tham gia mô hình nuôi bò lai con to bự

Ông Nguyễn Thành Lưu – Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết: "Tháng 5 năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu hỗ trợ kinh phí để thực hiện Dự án "Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi của thị xã Đức Phổ" tại 2 xã Phổ Phong và Phổ Nhơn.

 

Mô hình bò lai thịt đã đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân Quảng Ngãi. Ảnh: CTV
Mô hình bò lai thịt đã đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân Quảng Ngãi. Ảnh: CTV



Tham gia Dự án có 1.466 con bò cái của 600 hộ dân được hỗ trợ phối các giống bò lai chuyên thịt, như: Charolais, Red Angus, 3B, Brahman. Đến nay, sau gần 3 năm triển khai Dự án, hàng ngàn con bê lai ra đời và đem lại thu nhập cao cho các hộ nông dân tham gia mô hình.

Được biết, bê (bò) lai Brahman có trọng lượng sơ sinh bình quân 25 kg/con và nuôi đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 228 kg/con. Bê lai các giống chuyên thịt có trọng lượng sơ sinh bình quân 29 kg/con và nuôi đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 279 kg/con, cao hơn hẳn so với các giống bò ngoài mô hình.

 Trong các giống bê lai chuyên thịt thì bê lai 3B đạt tăng trọng cao nhất, với trọng lượng từ 300 kg/con trở lên.

Để tạo nguồn thức ăn xanh cho bò, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Đức Phổ đã triển khai xây dựng 580 vườn cỏ tại các hộ chọn tham gia dự án với các giống cỏ cho năng suất cao, như: VA06, Mulato và TD58...

"Tổng diện tích cỏ trồng là 14ha, với 2 phương thức bán thâm canh cho năng suất bình quân đạt 200 tấn/ha/năm và thâm canh cho năng suất bình quân đạt 360 tấn/ha/năm đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò trong dự án...", ông Lưu cho hay.


 

Ông Trần Tuất bên con bò cái lai đang mang thai của gia đình.Ảnh: Mạnh Hùng
Ông Trần Tuất bên con bò cái lai đang mang thai của gia đình.Ảnh: Mạnh Hùng



Dự án đã góp phần nâng tỉ lệ đàn bò lai trên địa bàn thị xã Đức Phổ lên trên 93% so với tổng đàn. Đặc biệt thu nhập của các hộ dân tham gia Dự án cũng được nâng lên đáng kể và giá một con bò lai cao gấp 2 lần so với nuôi bò cỏ.

Bán giá cao gấp đôi so với chăn nuôi bò thường

Ông Trần Tuất, nông dân ở thôn Vĩnh Xuân, xã Phổ Phong cho biết: "Gia đình có 02 con bò cái lai được Dự án hỗ trợ phối các giống bò lai hướng thịt dòng Brahman và 3B.  Đến nay, sau gần 3 năm, gia đình đã xuất bán được 2 con bò con với giá gần 40 triệu đồng/con, hiện 2 con bò cái giống cũng chuẩn bị đẻ".


 

Đến nay, giống bò lai ở thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) tăng lên hơn 93% so với tổng đàn. Ảnh: Đức Cường
Đến nay, giống bò lai ở thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) tăng lên hơn 93% so với tổng đàn. Ảnh: Đức Cường



Ông Tuất chia sẻ thêm, trước khi tham gia Dự án, gia đình chỉ nuôi bò thông thường (bò cỏ) theo kinh nghiệm truyền thống chăn thả ngoài đồng và cho ăn rơm, rạ.

Từ khi được Dự án hỗ trợ kỹ thuật về phối giống, cách phòng bệnh nên bò ít bị bệnh, sử dụng cám và cỏ làm thức ăn không cần chăn thả giúp giảm bớt công lao động mà bò lại lớn nhanh, sinh sản tốt. Bò trong Dự án bán giá cao gấp đôi so với bò nuôi thông thường như lâu nay.

Ông Nguyễn Thành Lưu cho hay, Dự án đã góp phần nâng tỉ lệ đàn bò lai trên địa bàn thị xã Đức Phổ lên trên 93% so với tổng đàn. Đặc biệt, người chăn nuôi bò tại 2 xã Phổ Phong và Phổ Nhơn đã thay đổi tập quán chăn nuôi.

Từ nuôi quảng canh sang thâm canh, người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu từ phối tinh, chăm sóc, phòng trị bệnh đến tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Từ đó, giảm được chi phí, công lao động. Nhờ đó, thu nhập của các hộ dân tham gia Dự án cũng được nâng lên đáng kể và cao gần gấp 2 lần so với nuôi bò cỏ.


 

Nông dân Quảng Ngãi đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu từ phối tinh, chăm sóc, phòng trị bệnh đến tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Từ đó, giảm được chi phí, công lao động và tăng thu nhập. Ảnh: CTV
Nông dân Quảng Ngãi đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong tất cả các khâu từ phối tinh, chăm sóc, phòng trị bệnh đến tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Từ đó, giảm được chi phí, công lao động và tăng thu nhập. Ảnh: CTV



Dự án chăn nuôi bò ở 2 xã Phổ Phong và Phổ Nhơn đã chuyển giao được kỹ thuật chăn nuôi bò cái lai sinh sản và bê lai hướng thịt cho người dân. "Thời gian tới Trung tâm sẽ nhân rộng mô hình và xây dựng Dự án phát triển chăn nuôi bò lai chuyên thịt tại 15 xã, phường trên địa bàn thị xã Đức Phổ để giúp nông hộ có nguồn thu nhập cao, góp phần thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương." – Ông Lưu nhấn mạnh.

https://danviet.vn/quang-ngai-chan-nuoi-bo-lai-to-bu-ban-gia-gap-2-lan-so-voi-bo-thuong-nong-dan-kha-gia-han-len-20200813091554522.htm

Theo Mạnh Hùng - Hồng Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.