Tự tin với sim rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một chủ trang trại ở Quảng Nam đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để trồng sim rừng và bước đầu cho kết quả khả quan.

 

 Ông Khôi bên đồi sim của gia đình - Ảnh: Mạnh Cường
Ông Khôi bên đồi sim của gia đình - Ảnh: Mạnh Cường




Ông Huỳnh Đăng Khôi (63 tuổi, xã Bình Lâm, H.Hiệp Đức, Quảng Nam) từng có giai đoạn “bươn chải”: xuất ngũ, cưới vợ sinh con và đưa cả gia đình vào TP.HCM lập nghiệp. Đó là năm 1990, khi đời sống ở quê nhà khốn khó. Tại TP.HCM, ông làm không biết bao nhiêu việc để mưu sinh, từ công nhân đến giao hàng vải… Khi có trong tay ít vốn, ông quyết định thành lập công ty, thuê đất làm xưởng in lụa… Đang ăn nên làm ra, ông lại bất ngờ quay về quê nhà, làm trang trại… nên bị gán cho cái tên Khôi “khùng”. “Người ta bảo mình “khùng” thì phải chứng minh cho họ thấy quyết định quay về quê là đúng đắn. Đi đâu cũng không bằng về quê hương”, ông trải lòng.

Chỉ sau 2 năm, ông đã biến vùng đất đồi núi rộng lớn trước đây vốn dĩ cằn cỗi thành rừng quế rộng hơn 9 ha, thêm ao nuôi cá 5 ha cùng nhiều loại cây ăn quả khác. “Năm trước, tôi mới bán rừng quế hơn 20.000 cây được khoảng 1 tỉ đồng”, ông chia sẻ.

Năm 2017, trong một chuyến ra thăm người thân ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), ông tham quan đồi sim xanh mướt. Sim khi có quả có thể đem bán hoặc dùng để chế biến thành rượu, làm mật. Ý tưởng trồng sim của ông Khôi nảy sinh từ đấy…

Ông bỏ ra gần 200 triệu đồng đi các vùng lân cận để tìm mua hơn 500 gốc sim mang về, đào hố trồng thử nghiệm. Sim nhanh chóng thích nghi và phát triển rất tốt ở vùng đất đồi núi Hiệp Đức, dù không cần chăm sóc nhiều. Sau 2 năm, cây đã cho hoa và kết trái. Năm 2019, ông thu vụ đầu tiên được hơn 200 kg, bán với giá 50.000 đồng/kg. Thấy sim mang lại giá trị kinh tế cao, cuối năm 2019 ông tiếp tục mua hơn 3.000 gốc sim về trồng.

Cây sim thường bắt đầu ra hoa từ tháng 3, đến tháng 6 thì thu hoạch. Ông chia sẻ, để sim đạt năng suất cao, trước thời điểm cây ra hoa khoảng 1 tháng thì bón phân vi sinh lượt đầu tiên; khi hoa kết trái gần hết thì bón lượt thứ 2… Cũng vì vụ sim diễn ra trong mùa hè nên phải thường xuyên tưới nước để lá cây xanh tươi và giúp quả mọng hơn. “Nếu chăm sóc tốt, 1 cây sim có thể thu từ 5 - 10 kg quả. Với giá bán 50.000 đồng/kg, nếu trồng cả ngàn cây sẽ cho thu nhập lớn trong khi chi phí bỏ ra không quá nhiều”, ông Khôi tự tin.

Ngoài trồng sim lấy quả, ông Khôi còn lên kế hoạch trồng… sim cảnh, bán vào dịp tết vì: “Hoa sim có màu tím rất đẹp nên chắc chắn thị trường rất ưa chuộng”. Ngoài ra, ông mở rộng dịch vụ ngâm rượu sim; đầu tư hàng trăm triệu đồng mua hơn 2.000 con trai giống (giá 80.000 đồng/con) thả nuôi thử nghiệm tại trang trại nơi có gần 3 ha mặt nước, với kỳ vọng hình thành mô hình nuôi trai lấy ngọc đầu tiên ở Quảng Nam.

 

Theo Mạnh Cường (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.