Đak Pơ: Hướng đến mục tiêu huyện nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn huyện Đak Pơ (Gia Lai) có sự thay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, đời sống của người dân ngày một nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để Đak Pơ phấn đấu trở thành huyện NTM trong năm 2020.



Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM (năm 2010), toàn huyện Đak Pơ có 1 xã đạt 11 tiêu chí, 6 xã còn lại đạt 2-6 tiêu chí. Để chương trình xây dựng NTM phát huy hiệu quả trong điều kiện xuất phát điểm còn thấp, huyện đã phát động nhiều phong trào chung sức xây dựng NTM; phối hợp với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn hỗ trợ các xã triển khai thực hiện các tiêu chí NTM. Đặc biệt, Đảng bộ huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM phù hợp với thực tế của địa phương. Từ nguồn kinh phí của địa phương, huyện triển khai hỗ trợ các xã làm nhà sinh hoạt cộng đồng ở thôn, nhà rông ở làng; hỗ trợ kinh phí sửa chữa, mở rộng, san dọn mặt bằng các tuyến đường nội đồng với bề rộng mặt đường từ 6 m trở lên. Đồng thời, huy động tối đa nguồn lực đầu tư hoàn thành mạng lưới hạ tầng cơ sở đảm bảo tiêu chí NTM.

Làm đường giao thông nông thôn.
Làm đường giao thông nông thôn.



Trong 10 năm (2010-2020), huyện Đak Pơ đã đầu tư trên 314,4 tỷ đồng xây dựng NTM. Với nguồn lực đó, huyện triển khai sửa chữa nâng cấp 30 ao bàu và trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp ổn định; cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất trường học, trạm y tế; xây dựng 137,22 km đường giao thông nông thôn… Trong quá trình làm đường giao thông nông thôn, người dân đóng góp 53.244 ngày công lao động, hiến 53.989,4 m2 đất.

Đak Pơ là vùng đất thuần nông nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp giữ vai trò rất lớn trong xây dựng NTM. Khơi thông thế mạnh này, Đak Pơ đã tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, huyện đã áp dụng cơ chế hỗ trợ chi phí trồng mía bị phá bỏ khi cải tạo đồng ruộng để xây dựng cánh đồng lớn từ niên vụ 2015-2016 với 523 hộ liên kết trồng mía theo mô hình cánh đồng lớn. Kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ phân bùn, quy trình kỹ thuật chăm sóc mía năng suất đạt 100 tấn/ha; phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp xây dựng hơn 80 mô hình trình diễn giúp người dân học tập, áp dụng như: khảo nghiệm giống mía mới K95-84, giống lúa nước OM7347, OM4900, nuôi gà sao, heo rừng lai, hươu sao…; ứng dụng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: thâm canh giống chuối mốc cấy mô, na dai... Mỗi xã đều có mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn; thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư hình thành và phát triển vùng chuyên canh rau màu; mô hình cánh đồng mì lớn; chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp gắn chế biến tiêu thụ sản phẩm. Nhờ phát huy hiệu quả sản xuất nông nghiệp nên thu nhập bình quân đầu người năm 2019 khu vực nông thôn đạt 32,65 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm.

Sau 10 năm xây dựng NTM, huyện Đak Pơ hiện có 4 xã, gồm: Tân An, Hà Tam, Cư An và Phú An được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; 3 xã: Yang Bắc, Ya Hội và An Thành đạt 9-13 tiêu chí. Số tiêu chí đạt chuẩn NTM tăng từ 5 đến 7 tiêu chí so với năm 2011. Huyện phấn đấu trong năm 2020 đạt huyện NTM, trong đó có 1 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 3 xã còn lại đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia hiện nay.

Ông Nguyễn Trường-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Dù còn gặp nhiều khó khăn, song đến nay, huyện đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng NTM. Đây là tiền đề quan trọng để Đak Pơ phấn đấu cho giai đoạn tiếp theo. Trong những năm tới, huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí để đề ra giải pháp thực hiện phù hợp. Tập trung duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Thu hút các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn. Hoàn thiện bổ sung quy hoạch sản xuất gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ”.

 

 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.