Ia Grai chủ động phòng-chống lụt bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để chủ động ứng phó trước diễn biến phức tạp, cực đoan của thời tiết và giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra, huyện Ia Grai (Gia Lai) đang tích cực triển khai các biện pháp phòng-chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN).
Năm 2018, tại cánh đồng Ia Nhin (xã Ia Sao), do mưa lớn và kênh dẫn nước của Công trình thủy lợi Biển Hồ (do Xí nghiệp Thủy nông Chư Pah-Ia Grai quản lý, đoạn đi qua cánh đồng Ia Nhin) bị vỡ nhiều vị trí nên nước tràn vào cánh đồng gây ngập úng trong một thời gian dài. Hậu quả, gần 100 ha lúa nước của người dân xã Ia Sao bị mất trắng. Ngoài ra, mưa lớn, gió lốc đã gây thiệt hại 11 căn nhà tại các xã: Ia O, Ia Tô, Ia Chía và thị trấn Ia Kha; 7 cầu dân sinh bị nước cuốn trôi và một số tuyến đường giao thông tại các: xã Ia Bă, Ia Krai, Ia Chía bị sạt lở; hơn 500 ha hồ tiêu bị chết do thối rễ; 31 m tường rào của Trường THPT A Sanh bị đổ...
  Người dân xã Ia Sao phải cày và gieo sạ lại do mưa làm bồi lấp đất vào ruộng lúa. Ảnh: L.N
Người dân xã Ia Sao phải cày và gieo sạ lại do mưa làm bồi lấp đất vào ruộng lúa. Ảnh: L.N
Ông Phan Trung Tường-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Mùa mưa lũ năm 2019 đã cận kề nhưng nguy cơ thiệt hại do ngập úng tại cánh đồng Ia Nhin vẫn chưa được khắc phục. Để chủ động ứng phó ngay từ đầu mùa mưa lũ và hạn chế thiệt hại cho người dân, UBND huyện đã có văn bản gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xử lý ngập úng tại cánh đồng Ia Nhin; đồng thời kiến nghị Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai rà soát công trình thủy lợi Biển Hồ, từ đó có các giải pháp xử lý triệt để việc ngập úng, tránh gây thiệt hại cho người dân.
Ngoài ra, huyện Ia Grai cũng đã xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp PCTT-TKCN. Theo đó, huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN. Tổ chức tuyên truyền Luật PCTT, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo về thời tiết, thủy văn qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng tránh. Triển khai các biện pháp phòng tránh giông, lốc xoáy, mưa đá, sét. Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang-thiết bị đáp ứng yêu cầu TKCN, cứu hộ. Qua rà soát, huyện dự kiến huy động 19 nhà bạt, 687 áo phao cứu sinh, 238 phao tròn cứu sinh, 41 thuyền, 4 ca nô, 157 xe ô tô các loại và nhiều trang-thiết bị khác phục vụ cho công tác PCTT-TKCN. Đồng thời, xác định các khu vực xung yếu có nguy cơ cao trong mùa mưa bão gồm: khu vực hạ lưu các hồ của Công ty TNHH một thành viên Cà phê 705, cầu tràn Ia Pếch, cầu tràn khu vực đội 4 (xã Ia Khai), lòng hồ và hạ du các công trình thủy điện.
Ia Grai là địa phương có nhiều sông suối đổ ra 2 hệ thống sông chính là sông Sê San và sông Ia Grai. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện có 57 công trình thủy lợi, 8 công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó, 35 công trình thủy lợi do các công ty cà phê quản lý, 22 công trình hồ đập do huyện quản lý. Để đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão, huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn trước mùa mưa lũ đối với các công trình thủy lợi, thủy điện; đôn đốc Đội Quản lý khai thác các công trình thủy lợi huyện, các công ty cà phê kiểm tra an toàn các công trình thủy lợi, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa, khắc phục các biểu hiện mất an toàn công trình và lập phương án bảo vệ trong mùa mưa lũ theo quy định. Ông Nguyễn Phùng Hưng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-cho hay: “Huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn thực hiện rà soát, lắp biển cảnh báo, làm rào chắn ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngầm tràn và những nơi có nguy cơ cao xảy ra đuối nước. Phối hợp với UBND xã Ia Grăng, Ia Khai, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng điện Phan Vũ, Nhà máy Thủy điện Ia Grai 3 để kiểm tra các thiết bị cảnh báo lũ và hiện trạng vùng hạ du của Nhà máy Thủy điện Ia Grai 3. Hiện Phòng đang phối hợp với Chi cục Thủy lợi kiểm tra vấn đề an toàn hồ thủy lợi do các công ty TNHH một thành viên cà phê quản lý”.
Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, các ngành, địa phương cũng đã tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác PCTT-TKCN và xây dựng kế hoạch phòng-chống với phương châm “4 tại chỗ”; phát triển hệ thống thông tin cảnh báo theo chiều từ trung tâm xuống cơ sở và thu nhận các báo cáo từ dưới lên ở 2 cấp: từ cấp huyện xuống cấp xã, từ cấp xã xuống thôn, làng để mọi người phòng tránh hiệu quả. “Đặc biệt, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian xảy ra thiên tai để theo dõi và xử lý kịp thời. Chủ động sử dụng nguồn ngân sách xã, thị trấn cứu trợ cho nhân dân trong trường hợp khẩn cấp”-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai nhấn mạnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.