Ia Rmok: Quắt quay trong khô hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, nắng nóng vẫn thiêu đốt những cánh đồng vốn đã khô khát ở huyện Krông Pa (Gia Lai). Và trong cơn khát ở vùng đất được gọi là “chảo lửa” này,  Ia Rmok là một trong những xã phải chịu đựng nặng nhất.
Đồng khô
Những ngày cuối mùa khô, vùng đất Ia Rmok vốn dĩ đã khô cằn lại càng cằn khô bởi cái nắng hanh hao khô khốc trút xuống. Sông Ba, đoạn chảy qua xã này, là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thủy điện Sông Ba Hạ giờ cũng chỉ còn trơ đáy, hiếm hoi lắm mới tìm được vài vũng nước nhỏ đến lưng chừng bắp chân người lớn. Bãi cát duềnh lên, chói chang dưới ánh nắng gay gắt. Cây cầu gỗ dân tự làm bắc qua sông Ba nối 2 xã Phú Cần-Ia Rmok giờ chênh vênh trên mặt cát nóng, những thanh gỗ làm sàn cũng cong vênh bởi cái nắng chói chang của mùa khô.  
Trên bờ sông, những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok đều trong tình trạng khô khát, trơ trụi với những vết nứt nẻ chen lọt bàn chân, không thể canh tác. Một số diện tích lúa gieo muộn, gặp lúc thiếu nước nên không đạt năng suất hoặc không thể thu hoạch được vì khô cháy.
 Những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok (huyện Krông Pa) đều trong tình trạng khô hạn. Ảnh: L.G
Những cánh đồng lúa nước của xã Ia Rmok (huyện Krông Pa) đều trong tình trạng khô hạn. Ảnh: L.G
Ông Ksor Bui (làng Ia Klon, xã Ia Rmok) buồn rầu nói: “Năm nay nắng nóng ghê quá, lúa không có nước tưới, chết hết. Tiếc lắm nhưng cũng đành lùa bò xuống ruộng cho chúng ăn lúa thôi. Không thu hoạch được thì để làm gì!”. Trên chân ruộng khô cháy, những con bò trơ xương lười biếng gặm những thân lúa khô khốc hay những cọng cỏ cũng đang dần khô cháy. Có những con chả buồn ăn, tìm đến bóng cây nằm thở hổn hển. Không ít người phải lùa bò đi xa hơn để chăn thả hoặc cột bò ngay tại vườn nhà cho ăn rơm khô, cây chuối...
Chủ tịch UBND xã Ia Rmok-ông Ksor Run-cho biết: Toàn xã có 1.268 hộ với 6.286 khẩu. Hầu như buôn nào cũng thiếu nước nghiêm trọng nhưng nặng nhất là các buôn Bha Nga, Gum Gốp, Blak, Ia Klon. “Nắng hạn đã làm đảo lộn tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã”-ông Ksor Run nói.
Người khát
Ông Ksor Run-Chủ tịch UBND xã Ia Rmok: “Hiện xã có 7 bồn nước thuộc chương trình nước sạch nông thôn, chia đều cho các buôn. Tuy nhiên, chỉ có buôn Ia Klon là dùng hệ thống nước này vì địa bàn cao, nguồn nước giếng cạn kiệt, xa sông Ba. Trước kia, máy bơm bị hỏng thì nhân dân kiến nghị huyện sửa, nay sửa xong rồi thì không dùng. Lý do bà con nói không có tiền để đóng tiền điện bơm nước, dù mỗi tháng chỉ vài chục ngàn đồng. Rất cần có những chính sách hỗ trợ cho người nghèo được dùng nước sạch; đồng thời phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tham gia đóng góp để được dùng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày”.

Đồng ruộng thì khô cháy, nứt nẻ, còn người dân Ia Rmok thì đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Dạo quanh các buôn trong xã, hầu hết giếng nước của bà con đã cạn trơ đáy. Một vài giếng sót lại chút nước, bà con xúm lại, thay nhau vét những giọt nước quý giá để dùng. Anh Kbôr Thoan-giáo viên Trường THCS Ngô Quyền, nhà ở buôn Bha Nga-nói: “Gia đình tôi có giếng khoan nhưng cũng không đủ nước dùng, bơm chỉ khoảng một phút là cạn. Mỗi ngày, tôi phải bơm không biết bao nhiêu lần để chia sẻ nước với bà con trong buôn. Từ ngày thiếu nước, sinh hoạt của bà con trong buôn gặp vô vàn khó khăn. Thương nhất là lũ học trò phải chia nhau từng ngụm nước để uống cho qua cơn khát!”.
Còn nhớ mùa khô những năm trước, bà con sống bên sông Ba thường ra giữa lòng sông cạn đào những cái hố nhỏ trên cát để lọc lấy nước. Những giọt nước ít ỏi trong vắt được cho vào những quả bầu, những cái can nhựa rồi chở, cõng về nhà để dành uống một cách dè sẻn. Còn nay, bà con không đào giếng trên cát giữa lòng sông cạn để lấy nước nữa bởi họ sợ ô nhiễm do những nhà máy ở thượng nguồn xả chất thải ra sông.
Không có nước giếng để dùng, không dám ăn nước từ sông nên bà con phải bỏ tiền mua từng bình nước để nấu ăn và uống. Hầu như tất cả các hàng quán ở xã vì thế đều có dịch vụ đổi nước. Nước được đóng trong bình nhựa 20 lít, giá mỗi bình đến tay người tiêu dùng là 11.000 đồng (thêm 40.000 đồng tiền cược lấy bình về nhà). Chị Ksor Hoen (buôn Gum Gốp) nói: “Mỗi tuần, 5 người nhà tôi tiết kiệm hết mức cũng mất tới 2 bình nước loại 20 lít. Thương lũ nhỏ, chúng khát mà không dám uống nhiều, sợ... tốn tiền”. Với một xã nghèo của huyện Krông Pa, mỗi tuần phải bỏ ra ngần ấy tiền để mua nước uống là không hề nhỏ đối với các hộ có thu nhập thấp.
 LAM GIANG

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.