Vòng xoáy nợ nần bủa vây "thủ phủ" hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều tỷ phú ở “thủ phủ” hồ tiêu Gia Lai đua theo cơn lốc “vàng đen” đã phút chốc thành “con nợ” khó đòi...
Từ mức giá 220.000 đồng/kg xuống còn 46-48.000 đồng/kg, vùng đất tỷ phú hồ tiêu nay trở thành gánh nặng. Nhiều tỷ phú ở “thủ phủ” hồ tiêu Gia Lai đua theo cơn lốc “vàng đen” đã phút chốc thành “con nợ” khó đòi...
Vay tiền tỉ, nợ không biết ngày nào trả
Để đầu tư vào hồ tiêu, hàng ngàn người dân ở tỉnh Gia Lai đã đến các ngân hàng làm thủ tục vay vốn phát triển giống cây này trong thời điểm giá hồ tiêu đang lên cao. Vay ngân hàng, đầu tư hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng trồng tiêu nay nhiều hộ nông dân rơi vào thảm cảnh nợ nần chồng chất, tài sản thế chấp ngân hàng.
Người dân nơi đây cho biết, do tiêu chết, nợ nần nhiều không có tiền trả ngân hàng, bà con lâm cảnh bần cùng, kéo nhau đi làm ăn xa xứ. Vườn tược hoang tàn xơ xác, cây tiêu chỉ còn trơ trụi.
Đến Gia Lai những ngày tháng 4 này đang là mùa thu hoạch tiêu thế nhưng ở những trang trại hồ tiêu vắng bóng người. Có những vườn tiêu chết cháy bởi khô hạn, bệnh dịch. Khi nhắc đến hồ tiêu ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh, không ai là không nhắc đến nhà ông Nguyễn Văn Khôi (50 tuổi). Đây là một trong những gia đình có vườn hồ tiêu có tiếng của huyện Chư Pưh. Có thời điểm, ông Khôi lãi tới 1 tỷ đồng mùa vụ.
Đi tứ xứ làm thuê vẫn không đủ trả lãi

Ông Dương Quỳnh (50 tuổi, trú thôn Thiên An, xã Ia Blứ) cho biết: Năm 2013, thấy hồ tiêu cho lợi nhuận cao, gia đình ông gom tiền rồi vay mượn ngân hàng 200 triệu đồng đầu tư vào 2ha tiêu. Năm 2017, tiêu chết đúng ngày thu hoạch, chết sạch không rõ nguyên nhân. Ôm nợ không biết làm cách gì để trả, ông Quỳnh lặn lội vào TP HCM làm bảo vệ kiếm tiền trả lãi ngân hàng.

“Tui làm mỗi tháng chỉ được 4,5 triệu, trả tiền trọ hơn 1 triệu đồng thì làm ăn gì nữa. Trong khi đó, mỗi tháng nhà tôi phải đóng lãi hơn 4 triệu đồng. Đi được hơn 1 năm tôi quay về nhà cùng với vợ con bàn chuyện làm ăn trả nợ. Chứ đi xa nhà cực lắm”, ông Quỳnh nói.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông nhớ lại thời hoàng kim đã qua: “Năm 1996, gia đình tôi bắt đầu xuống giống với 300 trụ tiêu. Cứ mỗi năm bán tiêu có lời tôi lại mua đất, đặt trụ rồi xuống giống tiêu ở đó. Đến năm 2014, khi hồ tiêu được giá, nhà tôi đã sở hữu vườn tiêu hơn 10.000 trụ. Liên tiếp trong hai năm 2014 - 2015, giá tiêu cao ngất ngưởng nên gia đình tôi thu về hơn 2 tỷ đồng”.

Trên khuôn mặt người đàn ông lớn tuổi phút chốc trầm xuống. “Năm 2016, vườn tiêu bỗng đổ bệnh chết hơn 2/3 vườn. Số gốc tiêu còn lại cũng trong tình trạng ngắc ngoải. Vườn tiêu trù phú ấy đến nay chỉ còn hơn 1.000 gốc”.
Những năm trước, tháng 4 này nhà thuê hàng chục người từ nhiều nơi đến ở cả tháng để hái tiêu. Mỗi mùa thu về cả tấn, thuê xe tải chở hết bao này, bao kia. Giờ số tiêu còn lại chỉ gần 7 tạ. Trừ chi phí, công cán tôi còn hơn 4 tạ. Nhân với giá hiện tại gia đình tôi chỉ thu về hơn 17 triệu đồng.
Trong khi đó, từ số nợ gần 2 tỷ đồng, mỗi năm gia đình ông Khôi gánh hơn 180 triệu tiền lãi ngân hàng. “Cứ mỗi sáng ngủ dậy là mất 500 ngàn tiền lãi. Bây giờ chẳng biết kiếm đâu ra tiền trả lãi chứ chưa nói đến nợ gốc”, ông Khôi ngậm ngùi.
Cách nhà ông Khôi không xa là căn nhà bề thế của ông Phạm Hồng Sơn (71 tuổi, trú thôn Thiên An, xã Ia Blứ). Lúc được mùa tiêu, gia đình ông Sơn thu về hàng tỷ đồng khi trồng hơn 6.000 trụ tiêu. Có tiền lời, ông mua nhà, sắm nhiều vật dụng đắt tiền. Thế nhưng, khó ai đoán được “chữ ngờ”. Năm 2016, vườn tiêu của gia đình ông chết trắng, đến mức không còn một cây”.
Thấy vườn tiêu bỗng dưng bị xóa sổ, ông Sơn dốc hết vốn liếng, vay mượn thêm 1,5 tỷ đồng, quyết tâm dựng lại vườn tiêu hơn 5.000 trụ. Thế nhưng, cây tiêu lại lần nữa rủ nhau đổ xuống.
Dẫn chúng tôi thăm “nghĩa địa tiêu” của gia đình mình, ông Sơn gỡ từng nhánh tiêu khô buồn rầu. “Tiêu chết lần hai, nhà tôi ôm nợ 1,5 tỷ. Cứ 3 tháng đóng 1 lần 40 triệu đồng lãi. Giờ tôi cũng già rồi chẳng biết làm gì để trả cho hết số nợ này”, ông Sơn than thở.
Ở xã Ia Blứ, ai chưa có sổ đỏ, không cầm cố đất, nhà được là không nợ. Còn lại 90% số dân đang là con nợ của ngân hàng. Người ít 200 triệu đồng, nhiều cỡ 2 tỉ đồng. Bây giờ thanh niên nhanh nhẹn còn sức lao động đã bỏ đi Sài Gòn, Hà Nội làm công nhân. Người già, trẻ con không làm được việc gì mới bám trụ lại mà sống”, ông Sơn nói.
Ông Lê Văn Túc, trưởng thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh buồn rầu khi gặp những phóng viên hỏi về hồ tiêu: “Toàn thôn có trên 300ha tiêu đã chết gần 90%, số còn lại sống lay lắt chờ chết. Cả thôn chỉ có khoảng 10 hộ không vay ngân hàng. 187 hộ đã vay đến hơn 85 tỷ đồng. Giờ có nhiều căn nhà cao to 2-3 tầng khang trang trông đẹp như vậy nhưng thực ra là nhà “cắm” ngân hàng. Nhiều hộ không có khả năng trả lãi. Đời sống bà con giờ rất khó khăn. Nhiều hộ con bỏ học, cha mẹ bỏ nhà xa xứ làm ăn. Riêng nhà tôi 4ha tiêu bị chết gần hết, vẫn nợ ngân hàng 500 triệu”.
Hồ tiêu chết tràn lan, nông dân chỉ còn cách nhổ trụ đưa về nhà để lấy đất trồng cây khác
Khó xử lý nợ của dân trồng tiêu
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Gia Lai có trên 16,5 nghìn ha hồ tiêu. Thế nhưng, đến đầu tháng 4, trên địa bàn tỉnh có trên 5,5 nghìn ha hồ tiêu bị chết. Trong đó, mưa kéo dài gây thối rễ: 4.535,44ha; già cỗi 56,65ha; sâu bệnh 955,362ha. Diện tích tiêu chết ảnh hưởng đến 32.278 hộ dân trên toàn tỉnh Gia Lai. Thê thảm nhất là vùng trồng tiêu xã Ia Blứ, xã Ia Le (huyện Chư Pưh) số lượng hồ tiêu chết do nắng hạn, dịch bệnh đến 80%.

Có hơn 90% hộ dân lâm cảnh nợ nần, mất nhà cửa. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại rơi vào cảnh thê thảm thế này, bữa ăn hàng ngày cũng phải chạy từng bữa. Ở đây hầu hết ai cũng đi vay và nhiều gia đình không có khả năng trả nợ.

Ông Nguyễn Duy Trung, Trưởng thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, Chư Pưh

Ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai cho hay: Người dân trong tỉnh vay khoảng 2.300 tỷ đồng để trồng hồ tiêu. Khi hồ tiêu mất giá, nhiều người trồng tiêu vay vốn không thể trả được nợ đã rời bỏ địa phương để đi nơi khác làm ăn nên xảy ra tình trạng khó xử lý đối với các khoản nợ. Trong đó, huyện Chư Pưh là nơi thất bại nhất đối với việc trồng cây hồ tiêu.

Cũng theo ông Cư, việc người dân vay nợ nhưng không có khả năng trả cũng đã kéo theo hoạt động tín dụng đen. Các đối tượng hoạt động tín dụng đen quảng cáo thu hút người dân với tên gọi “đáo hạn ngân hàng”. Tuy nhiên, hình thức này trong hệ thống ngân hàng không có. Các đối tượng dựng lên tên gọi “đáo hạn ngân hàng” để người dân đến vay “nóng” lấy tiền trả cho ngân hàng. “Người dân nếu phát hiện trường hợp này cần báo cho cơ quan công an xử lý”, ông Cư khuyến cáo.
Ông Cư đề nghị thời gian tới người dân nên quay trở lại địa phương phối hợp với ngân hàng tìm ra giải pháp canh tác hiệu quả, khôi phục kinh tế, không nên mặc kệ giao tài sản cho ngân hàng mà không chịu trả lãi.
Tạ Vĩnh Yên (Giao Thông)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.