Cần tăng tỷ lệ cà phê chế biến sâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đồng ý lấy ngày 10-12 hàng năm là “Ngày Cà phê Việt Nam”, đồng thời quyết định bổ sung mặt hàng cà phê chất lượng cao vào danh mục các sản phẩm quốc gia.
“Ngày Cà phê Việt Nam” là dịp tốt để chúng ta nhìn lại sự phát triển của sản phẩm cà phê Việt Nam. Đến nay, sản xuất và xuất khẩu mặt hàng cà phê chế biến sâu, gồm cà phê hòa tan và cà phê rang xay, đang là xu hướng đúng đắn nhất trong sự tăng trưởng lĩnh vực xuất khẩu và cung ứng nội địa cho cà phê. 
Cà phê chế biến sâu ở nước ta mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong cả nước
Cà phê chế biến sâu ở nước ta mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong cả nước (ảnh internet)
Hiện cà phê hòa tan của Việt Nam đã có mặt tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cả nước có 20 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với tổng công suất 75.280 tấn sản phẩm/năm. Nhiều sản phẩm được thị trường thế giới ưa chuộng và bán trong hệ thống Walmart tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn nhờ sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào. Cà phê chế biến sâu còn là khâu có giá trị gia tăng cao, có thể tăng từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng/tấn so với giá bán cà phê nhân chỉ 32-36 triệu đồng/tấn. Những con số đó cho ta thấy sự ưu việt quá rõ ràng của cà phê chế biến sâu. 
Tuy nhiên, cà phê chế biến sâu ở nước ta mới chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân trong cả nước. Bởi lâu nay chúng ta chỉ quen xuất thô cà phê, cũng như xuất thô nhiều mặt hàng khác, chứng tỏ nền kinh tế chưa phát triển, nhất là lạc hậu ở khâu chế biến. Biết là thế, nhưng phải chờ đến khi giá cà phê rớt thê thảm, người trồng cà phê đứng bên bờ vực thì công nghiệp chế biến sâu cà phê mới bắt đầu khởi sắc. Đó là một nghịch lý có thực mà kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt do thói quen “ăn xổi” và “bốc nóng”. Tại Gia Lai hiện cũng mới chỉ có một doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu cà phê chế biến sâu là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai với 3 triệu USD (năm 2018) và dự kiến là 30 triệu USD (năm 2019).
Dự kiến năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 1,7 triệu tấn cà phê, kim ngạch khoảng 3,5 tỷ USD. Nhưng trong số đó chỉ có 10% sản phẩm cà phê chế biến sâu, như thế xuất cà phê nhân vẫn là chính. Điều đó khiến chúng ta phải suy nghĩ. Và nếu đã suy nghĩ thì phải đưa ra được giải pháp, làm tốt công tác dự báo. Vì cà phê trên thế giới là mặt hàng nhạy cảm với thời tiết, khí hậu nên dự báo được sản lượng cũng như giá cả hàng năm không phải là điều dễ dàng. Nếu chúng ta nâng được tỷ lệ cà phê chế biến sâu lên cao hơn, ít nhất cũng chiếm được 50% tổng lượng cà phê xuất khẩu thì những rủi ro trong giá cả hàng năm sẽ được giảm thiểu. Chúng ta sẽ chủ động hơn trong xuất khẩu, sẽ có những thị trường bền vững hơn nếu sản phẩm cà phê chế biến sâu của Việt Nam được thế giới đón nhận.
Thực tế 70 nước trên thế giới đang dùng cà phê chế biến sâu của Việt Nam là một tín hiệu rất đáng mừng. Có thể mức độ, số lượng các nước dùng cà phê rang xay hay cà phê hòa tan của Việt Nam có khác nhau, nhưng khi những mặt hàng này đã chính thức đến với người tiêu dùng thế giới, nó mở ra triển vọng thực sự cho cà phê Việt.
Nhưng có một thực tế rất đáng buồn và rất đáng phải suy nghĩ, đó là hiện nay, lợi nhuận dành cho nông dân trồng cà phê chỉ chiếm 1/20 tổng giá trị cà phê, còn lại rơi vào tay doanh nghiệp chế biến và phân phối. Nghịch lý này của kinh tế thị trường có thể khắc phục một phần, nếu những người nông dân trồng cà phê biết liên kết với nhau thành lập hợp tác xã, trong đó không chỉ trồng cà phê mà còn tiến tới xây dựng được nhà máy chế biến cà phê vừa và nhỏ; đồng thời tìm được đầu ra cho xuất khẩu cà phê chế biến sâu. Khoản này thì Nhà nước phải hỗ trợ, phải xây dựng được chương trình, có đề án để có được những hợp tác xã như thế. Chỉ khi nào người trồng cà phê có được những nhà máy nhỏ để chế biến cà phê, có thể hoạt động trong những chuỗi nhà máy chế biến cà phê thì lúc đó thu nhập của họ mới thực sự tăng.
Chế biến sâu cà phê, xuất khẩu và dùng nội địa là con đường duy nhất đúng đưa cà phê Việt Nam thực sự lên tầm thế giới. 
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.