Gia Lai: Tích cực triển khai kêu gọi, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo đánh giá của UBND tỉnh Gia Lai, nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ cho tỉnh không nhiều nhưng đã góp phần hỗ trợ người dân hưởng lợi vùng dự án trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
 

Theo đó, trong giai đoạn 2011-2015, có 26 dự án vốn ODA triển khai trên địa bàn tỉnh (15 dự án chuyển tiếp và 11 dự án khởi công mới) với tổng mức đầu tư 2.974 tỷ đồng, trong đó vốn ODA cam kết mới là 1.870 tỷ đồng. Các dự án vốn ODA tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: phát triển nông thôn, khuyến nông, phát triển lâm nghiệp, phát triển giáo dục, y tế cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa; cấp nước, điện, giao thông, xây dựng trường học, trạm y tế…

Trong lĩnh vực thực hiện dự án NGO, hiện có 9 tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp phép hoạt động tại tỉnh. Hiện có 6 tổ chức thực hiện dự án với tổng kinh phí giải ngân từ năm 2014 đến nay là 744.023 USD, đạt 55,5% tổng giá trị cam kết và 3 dự án do các bộ, ngành trung ương là cơ quan chủ quản. UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục gồm 10 dự án ưu tiên vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2014-2017 thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, với tổng số tiền kêu gọi, vận động trên 38,6 tỷ đồng.

Đối với dự án FDI, Gia Lai hiện chỉ có 4 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang triển khai 5 dự án trên địa bàn với tổng vốn đầu tư đăng ký 9,75 triệu USD.

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.