Các nước tiểu vùng sông Mê kông cần tăng cường kết nối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông tin từ Diễn đàn Các Hành lang Kinh tế Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS) lần thứ 6, khu vực GMS cần đảm bảo rằng các hành lang kinh tế mang lại lợi ích về thương mai, đầu tư và việc làm.
 

Bộ trưởng, thứ trưởng, các quan chức cấp cao từ chính phủ các quốc gia tham dự, các đối tác phát triển, và các đại diện từ khu vực tư nhân từ sáu quốc gia thuộc khu vực GMS cùng tham dự diễn đàn nhằm đánh giá những thành tựu đạt được trong hơn 6 năm qua cũng như điểm lại các sáng kiến giao thông xuyên biên giới và thương mại tại khu vực này.

“Cấn phải triển khai các hoạt động về cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường kết nối tại khu vực này, đặc biệt là các kết nối về giao thông vốn là những nền tảng của các hành lang kinh tế. Câu hỏi quan trọng đặt ra là làm thế nào để đảm bảo rằng những kết nối cơ sở hạ tầng này sẽ mang lại những lợi ích mong muốn nhằm gia tăng các hoạt động giao dịch thương mại, hoạt động đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, công ăn việc làm và thu nhập”. Ông Bindu Lohani-Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á chia sẻ với các đại biểu tham dự diễn đàn.

Diễn đàn các Hành lang Kinh tế Tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (ECF) cần phải quay trở lại trọng tâm ban đầu là tìm hướng thúc đẩy thương mại và đầu tư, cũng như đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp dọc theo các hành lang kinh tế của khu vực này. Một trong những định hướng chủ chốt để đạt được những mục tiêu trên là cải thiện giao thông, tạo điều kiện về thương mại, cũng như sự phát triển của các khu kinh tế đặc biệt như các khu kinh tế tại các cửa khẩu, các khu vực chế xuất và các khu công nghiệp.

Diễn đàn cũng thảo luận phương hướng nhằm tăng cường hợp tác và hội nhập trong việc triển khai các kế hoạch đề xuất thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài khu vực cũng như thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào khu vực này.

Vào năm 2008, các quốc gia GMS tổ chức diễn đàn lần đầu tiên nhằm thúc đẩy các nỗ lực trong việc chuyển các hành lang giao thông tại khu vực này thành các hành lang kinh tế kết nối các trung tâm kinh tế năng động. Đóng vai trò như một thực thể độc lập tập trung vào sự phát triển các hành lang kinh tế, và hỗ trợ cải thiện quan hệ hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân cũng như sự hợp tác giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.