Ia Púch: Xã nghèo, nghiện... xe phân khối lớn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dù còn nhiều khó khăn, nhưng đa số thanh niên ở xã vùng khó Ia Púch, huyện Chư Prông, Gia Lai lại nghiện... xe phân khối lớn? Bán tín, bán nghi về câu chuyện này, trong cái nắng như đổ lửa của vùng biên giới, tôi tìm về xã để tìm hiểu thực hư.
Cần xe... đổi vườn
Trời nắng nóng, 2 bên đường những quả điều nổi đỏ chi chít trên vườn cây nhưng chẳn thấy bóng dáng một ai quan tâm, thu hái. Càng gần về đến trung tâm xã, thì hình ảnh nhóm người 3 có, 10 có hay lên vài chục người cũng xuất hiện giữa trưa ngay trước nhà, trong vườn cây để cùng nhau vui chơi, uống bia, dùng rượu... như thể ở xã đang có nhiều chuyện vui.
Nhiều người dân tụ tập ăn nhậu bất kể thời điểm. Ảnh: N.G
Nhiều người dân tụ tập ăn nhậu bất kể thời điểm. Ảnh: N.G
Trong lúc chờ để làm việc lãnh đạo xã, tạt vào quán nước bên đường, được bà chủ bắt chuyện, tôi liền hỏi về hình ảnh, câu chuyện nghe thấy và không thể tin được những gì mình được nghe.
Bà cho biết, phần lớn vườn điều ở đây đã chín hết rồi, nhưng lấy ai đâu ra để mà hái, người dân suốt ngày uống rượu thôi. Nhưng các vườn điều chú thấy, không phải toàn bộ là của dân mà nó được bán hoặc cho người khác thuê 5-10 năm hết rồi.
Tại sao có chuyện xã nghèo, nghiện xe phân khối lớn? bà chủ quán giải thích rằng: Nghiện có mà chết hết à, chỉ có mấy đứa nhỏ đầu xanh, đầu đỏ ngoài kia chúng nó mới nghiện thôi. Bọn nhỏ ở đây, đứa nào lớn lên cũng muốn có xe chạy thật mạnh, cha, mẹ không cho thì không biết chúng làm điều gì nên phải mua. Chiếc xe dăm ba triệu đâu, đằng này lên đến 40-50 triệu đồng một chiếc “ẹc” gì đó (xe Exiter của hãng Yamaha, dung tích 150cc- PV), cha mẹ, ông bà của chúng phải bán rẫy mì, mấy hecta vườn điều cho các hộ người kinh thường xuyên ra vào đây để đổi xe, xây nhà cho chúng- bà chủ hàng vừa nói vừa lắc đầu ngao ngán.
Được biết, để có đủ tiền mua xe, cha mẹ lũ trẻ phải đổi vườn cây, mỗi hecta điều cho thuê 1 năm được tầm 20 triệu đồng. Để đủ tiền mua xe, ít nhất mỗi hộ phải đổi 3 hecta hoặc cho thuê thời gian dài hơn. Vườn điều, rẫy mì là nguồn thu nhập chính, không có vườn, rẫy, nhiều hộ rơi vào cảnh thiếu đói, thiếu ăn và UBND xã hàng tháng phải lo việc này.   
Cũng câu chuyện này, qua trao đổi về tình hình an ninh trật tự của xã, anh Huy-Trưởng công an xã Ia Púch nói: Cả ủy ban ai cũng lo về chuyện xe phân khối lớn, hầu hết các cháu sử dụng xe 150cc đều chưa đủ tuổi để sử dụng. Có xe rồi nhóm trẻ đua đòi độ pô xe, thay đổi kiểu rồi cùng chạy với tốc độ cao, đó cũng là nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn. Lượng xe Exiter toàn xã phải trên 20 chiếc, ngang bằng với xã có số dân đông và điều kiện kinh tế tốt hơn.
Những vườn điều, rẫy mì được bán, cho thuê để đổi lấy xe xin, nhà sang. Ảnh: N.G
Những vườn điều, rẫy mì được bán, cho thuê để đổi lấy xe xin, nhà sang. Ảnh: N.G
Mới đây, sau nhiều lần quậy phá, sử dụng phương tiện không có giấy phép, độ pô xe được nhắc nhở nhưng không thay đổi, công an xã Ia Púch tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện xe mô tô của Rơ Mah N., 17 tuổi. Không chấp hành, đối tượng tìm cách lẻn vào UBND xã để trộm xe đưa về nhà. Phát hiện vụ việc, công an phối hợp thu giữ xe đưa về huyện xử lý. Vì ấm ức, N. đến trụ sở la hét, đập phá và tự đập đầu mình vào bàn làm chảy máu tạo áp lực cho bộ phận chức trách. Riêng đối tượng có lời nhắn, đe dọa người thi hành công vụ...  
Báo động nạn tử tự
Không có đất, rẫy, những thanh niên, gia đình tìm đến men rượu. Từ sáng sớm, thay vì đi rẫy họ tìm đến nhau với nhiều lý do để được nhăm nhi.
Trong thời gian ngắn làm việc tại trạm y tế xã Ia Púch, những phụ nữ đến khám lấy thuốc uống bổ sung chất vì lao động quá sức, còn người đàn ông nồng nặc mùi rượu tìm đến đây, có người nằm trên giường bệnh với chứng nhức mỏi cơ khớp không thể đi đứng bình thường mà nguyên nhân cũng vì rượu.  
Ông Lê Văn Thọ- Phó Trạm Y tế xã Ia Púch nói: Sức đề kháng người dân ở đây tốt, tuy nhiên nhiều người lao động quá sức, thiếu vi chất cần thiết nên sức khỏe ảnh hưởng, mất sức lao động. Nhiều trường hợp đến trạm vì uống rượu liên tiếp, suy kiệt, loét dạ dày... Riêng trong năm 2017, xã trực tiếp cấp cứu, hỗ trợ cho những bệnh nhân tự tử mà nguyên nhân một phần từ rượu.  
Theo tổng hợp từ UBND xã Ia Púch, năm 2017, tại làng Bih, vì uất ức khi không được đáp ứng yêu cầu bản thân và có sẵn men rượu, 6 người đang trong tuổi lao động đã tìm đến cái chết gây hoang mang cho cộng động và chính quyền địa phương. 
Nhiều người dân khám, điều trị đường ruột, cơ khớp do rượu gây ra. Ảnh: N.G
Nhiều người dân khám, điều trị đường ruột, cơ khớp do rượu gây ra. Ảnh: N.G
Ngỡ ngàng sau cái chết bất ngờ của chồng, bên cạnh 3 đứa con thơ, chị Rơ Mah Blơ– làng Bih, xã Ia Púch buồn, nói: “nó ham chơi, cha mẹ, anh trai gọi đi ngủ không được chỉ nói thôi, hôm sau thấy chồng mình thắt cổ chết ở sau vườn cây”.
Trong 6 trường hợp vì mâu thuẫn gia đình dẫn đến tự tử thì có người, gia cảnh khó khăn, không có tiền mua xe cũng tìm đến cái chết. Những cái chết “lãng xẹt” đang là nỗi ám ảnh cho nhiều hộ dân tại xã nghèo Ia Púch.  
Ông Lê Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Púch cho biết: Chuyện cha mẹ sợ con tự tử vì không có xe, có nhà, phải bán, cho thuê vườn cây đang diễn ra trên địa bàn, chúng tôi rất quan tâm vấn đề này. Toàn xã có gần 1.000 hộ, dân tộc thiểu số 505 hộ với trên 3.700 khẩu, trong đó có đến 175 hộ nghèo. Thực tế tại xã còn nhiều khó khăn nhưng bộ phận người dân lười lao động, đua đòi ảnh hưởng chung xã hội. Trong đó có sự tác động tiêu cực từ thói quen nghiện rượu của người dân.
Xã đã họp đưa ra các giải pháp, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cách giúp nông dân phát triển sản xuất, trong đó ưu tiên hỗ trợ vốn đến các hộ nghèo có phương án cải tạo vườn, tập trung lao động- ông Tuấn nói.
Không chỉ đua đòi sắm xe phân khối lớn, tập trung tìm đến rượu, bia, mà có bộ phận người dân thay vì lao động lại nghĩ nhiều đến chuyện ăn nhậu với lý do sinh nhật con, đầy tháng cháu, nhà mới, mừng vừa cho thuê rẫy... mỗi tiệc mời cả trăm khách, thuê rạp nấu nướng linh đình tốn kém!
Có được lời giải thích về chuyện sắm xe phân khối lớn của đám trẻ vùng khó, trên đường trở về, những nhóm người cùng ăn nhậu khi sáng tôi đã gặp vẫn còn đó và có thêm nhiều người khác cùng tụ tập... Hàng ngàn cây điều, trái chín đỏ rực vẫn còn đó như thể...xã vắng bóng người.
Nguyễn Giác  

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.