Sáng tạo trong mọi hoàn cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), tôi xin nhắc lại đôi dòng về một thời làm thầy giáo ở vùng khó khăn, gian khổ thời bao cấp. Bấy giờ, chúng tôi luôn thấm nhuần câu: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt-học tốt” nên quyết tâm bám trụ “cõng chữ lên ngàn”, gắn bó với mái trường thân yêu.

Hình ảnh những thầy-cô giáo nghèo chia nhau từng trái bắp nướng, quả chuối xanh ở nơi vùng sâu, vùng xa luôn khắc ghi nhiều ấn tượng đẹp. Ở đây, tôi chỉ điểm lại một vài hoạt động giáo dục mang tính sáng tạo của người thầy trong những hoàn cảnh cụ thể để thấy rằng với tình yêu nghề trong sáng một thời, họ có thể làm nên kỳ tích.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên sau chiến tranh dường như chưa có chút kinh nghiệm gì về tổ chức trường lớp cũng như phương pháp dạy và học mang tính đặc thù ở vùng miền núi, đa dân tộc. Các kiểu dạy học truyền thống ở vùng đồng bằng, phố thị đem áp dụng vào các buôn làng vùng sâu, vùng xa đều không đem lại hiệu quả mà có khi còn bị đồng bào phản ứng, không hợp tác. Trong điều kiện cụ thể đó, người thầy chỉ còn cách “3 cùng”, tức là gắn bó với buôn làng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với họ để có điều kiện tiếp cận các thiếu niên thất học, từng bước tập hợp các em sinh hoạt vui chơi và bắt đầu dạy chữ… Trường học đầu tiên là những lớp học bằng tranh tre, nứa lá ngay ở buôn làng, có khi là ở nhà rông.

Đây cũng là nơi tổ chức lớp học bổ túc cho người lớn, đa phần là thanh niên, học vào ban đêm. Khi các em và phụ huynh có khái niệm về trường lớp và học tập thì tiếp tục vận động học lên bằng cách rời buôn làng về trường xã hay trường cụm. Nhưng đa phần khi các em ở độ tuổi lên 10 trở đi thì bắt đầu bỏ học nửa chừng để ở nhà phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy. Việc vận động các em theo đuổi chuyện học hành là vô cùng gian nan. Càng lên những bậc học cao hơn thì các em càng rơi rụng nhiều vì những tập quán lao động, kết hôn sớm đã cản trở con đường tiến thủ của đa số thanh-thiếu niên nơi đây.

Từ thực tiễn đó, chúng tôi đã đề xuất với các cấp chính quyền địa phương tổ chức mô hình bán trú dân nuôi. Các gia đình có con em đi học hàng tuần mang gạo, rau bí đến trường; địa phương hỗ trợ dụng cụ nấu ăn và người cấp dưỡng; nhà trường tổ chức lao động tăng gia sản xuất, như trồng rau, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn. Các em ở lại khu bán trú của trường và đến cuối tuần được phép về thăm nhà. Với cách thức này, việc duy trì sĩ số học sinh tương đối tốt và chất lượng học tập cũng như sinh hoạt tập thể được nâng cao. Nhiều trường còn có sáng kiến vận động nhân dân làm nương rẫy, trồng lúa, bắp để nuôi học sinh bán trú. Những năm được mùa, các em yên tâm ăn no, học tốt mà không cần mang gạo của gia đình để đóng góp cho bếp tập thể. Phong trào bán trú dân nuôi ở một số huyện phía Bắc tỉnh đã được Bộ Giáo dục bấy giờ coi là mô hình của kiểu trường học miền núi cả nước. Đến nay, hình thức bán trú dân nuôi vẫn còn áp dụng ở các trường vùng sâu, vùng xa của nhiều tỉnh Tây Nguyên và Tây Bắc.

Bên cạnh đó, để tập hợp, nâng cao trình độ các lớp thanh niên dân tộc thiểu số, ngành Giáo dục tỉnh đã đề xuất thành lập các trường vừa học vừa làm, như: Trường Vừa học Vừa làm Đê Ba, Trường Vừa học Vừa làm Đak Tô. Đây là mô hình vừa học văn hóa vừa tổ chức lao động làm ra của cải vật chất, với hình thức ăn ở nội trú. Nhiều lớp học sinh dân tộc thiểu số đã trưởng thành từ các trường vừa học vừa làm, nhiều em về địa phương trở thành cán bộ nòng cốt, xây dựng phong trào cơ sở khá tốt. Một thời, Trường Vừa học Vừa làm Đak Tô trở thành ngọn cờ đầu của giáo dục cả nước và vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Thời điểm đó, chúng tôi là những người trực tiếp theo dõi, giúp đỡ những điển hình của phong trào giáo dục địa phương và đã rút ra được nhiều bài học đáng quý. Đặc biệt, trong hoàn cảnh khó khăn, nếu biết khích lệ tấm lòng yêu nghề yêu trẻ của thầy-cô giáo thì sẽ tạo ra động lực nhằm phát huy tính sáng tạo, nỗ lực để dạy tốt-học tốt, đưa ngành Giáo dục phát triển bền vững.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.