Cảnh báo nguy cơ sạt lở ở khu vực đồi núi Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đà Lạt bước vào mùa mưa năm nay với lưu lượng mưa lớn và kéo dài liên tục. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa thành phố đã làm cho các dòng chảy tự nhiên bị bồi lấp, nền đất yếu do bị ngậm nước một thời gian dài gây nguy cơ sạt lở cao, đặc biệt là các khu vực đồi núi…
 
 
Theo phản ánh của Ban Quản lý Khu Du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, từ đầu mùa mưa 2022 đến nay, trên địa bàn khu vực thuộc BQL theo dõi, giám sát đã xảy ra nhiều vụ sạt lở đất lớn nhỏ. Trong đó, có 2 vụ sạt lở đặc biệt lớn với hàng nghìn mét khối đất đá từ trên núi cao đổ ập xuống, tràn cả ra đường lớn. 
Mới đây nhất, ngày 24.5 vừa qua xảy ra vụ sạt lở trên đường Hoa Hồng gần thác Bảo Đại. BQL KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm đã cùng với đại diện Sở Giao thông xuống hiện trường ghi nhận và lập biên bản sự cố.         
 
Một điểm
Một điểm "nóng" trên đường nối hồ Tuyền Lâm với cao tốc Liên Khương năm nào cũng xảy ra sạt lở nhưng mới chỉ được khắc phục tạm thời.
Ước tính khoảng hơn 1.000m3 đất đá từ trên núi bất ngờ đổ ập xuống chặn đứng đường lớn. Mặc dù không gây thương vong về người nhưng 2 vụ sạt lở đất đều khiến giao thông trên đoạn đường nối giữa KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm và cao tốc Liên Khương – Thác Prenn bị chặn đứng cả hai chiều.
 
  Dấu vết bùn đất đổ trùm sang mép đường đối diện vừa được dọn dẹp cách đây chưa lâu.
Dấu vết bùn đất đổ trùm sang mép đường đối diện vừa được dọn dẹp cách đây chưa lâu.
 Nhưng tại điểm xảy ra sự cố vẫn chưa được xử lý triệt để, khi mưa xuống hoàn toàn có thể tiếp tục bị sạt lở.
Nhưng tại điểm xảy ra sự cố vẫn chưa được xử lý triệt để, khi mưa xuống hoàn toàn có thể tiếp tục bị sạt lở.
Ông Nguyễn Thanh Bình – chuyên viên phòng Nghiệp vụ phụ trách hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng các công trình thuộc BQL KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết: “Hiện tại, trong khả năng của chúng tôi cũng chỉ biết tăng cường tuần tra để ghi nhận, theo dõi những điểm nóng, có nguy cơ sạt lở cao rồi báo cáo lên cấp trên. 
Thường thì khi xảy ra sạt lở rồi thì chúng tôi mới được cấp kinh phí từ nguồn không thường xuyên để di dời đất đá, khắc phục bước đầu cho giao thông thông suốt và đảm bảo an toàn tạm thời.”
“Vì nguồn kinh phí hạn chế không cho phép chúng tôi xử lý được hết những điểm có nguy cơ hiện hữu. Hiện kinh phí chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu cần khắc phục nên Ban đành ưu tiên xử lý các điểm nóng khẩn cấp, tránh các nguy cơ sạt lở lớn trước. Còn lại thì vẫn đành chạy theo sau xử lý khi có sự cố” – ông Nguyễn Quốc Tuyến – Giám đốc BQL KDL Quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết.
Ngoài ra, trên đèo Prenn – con đường cửa ngõ từ các địa phương lên Đà Lạt với lượng giao thông lớn mỗi ngày cũng ghi nhận một số điểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
 
Một điểm trên khu vực gần đèo Prenn với lượng phương tiện giao thông lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Một điểm trên khu vực gần đèo Prenn với lượng phương tiện giao thông lớn cũng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
 Một điểm địa chất yếu chỉ chực chờ mưa xuống để sạt lở ở khu vực gần sân gofl Sam Tuyền Lâm.
Một điểm địa chất yếu chỉ chực chờ mưa xuống để sạt lở ở khu vực gần sân gofl Sam Tuyền Lâm.
 
  Trên đoạn đường nối khác thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, phần taluy đất được gia cố bằng đá rời, lưới thép đã đổ nghiêng hẳn ra phía đường.
Trên đoạn đường nối khác thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, phần taluy đất được gia cố bằng đá rời, lưới thép đã đổ nghiêng hẳn ra phía đường.
Theo Phương Nhiên (LĐO)

https://laodong.vn/ban-doc/canh-bao-nguy-co-sat-lo-o-khu-vuc-doi-nui-da-lat-1051727.ldo

Có thể bạn quan tâm