Những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngoài việc chính thức tăng tuổi nghỉ hưu với giáo viên và người lao động, trong tháng 1.2021 sẽ có nhiều chính sách mới về giáo dục khác bắt đầu có hiệu lực.

Từ tháng 1.2021, nhiều chính sách mới với giáo viên sẽ có hiệu lực. Ảnh: Quỳnh Trang
Từ tháng 1.2021, nhiều chính sách mới với giáo viên sẽ có hiệu lực. Ảnh: Quỳnh Trang


Tăng tuổi nghỉ hưu với giáo viên

Theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP ban hành ngày 18.11.2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1.1.2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Giáo viên làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trên.


 

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ tháng 1.2021.
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ tháng 1.2021.



Ngoài ra, giáo viên cũng có thể về hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp:

Nghỉ hưu trước tuổi (về hưu ở tuổi thấp hơn) nếu giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 1.1.2021. Có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi quy định nêu trên;

Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% được về hưu khi đủ 55 tuổi 3 tháng với nam và 50 tuổi 4 tháng với nữ;

Trường hợp giáo viên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, tuổi nghỉ hưu được tính là đủ 50 tuổi 3 tháng với nam, 45 tuổi 4 tháng với nữ.

Quy định về tuổi của người đi học cử tuyển

Quy định này có hiệu lực từ ngày 23.1.2021. Đây là một trong những tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển, được quy định tại Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP.

Cụ thể, tiêu chuẩn chung về tuyển sinh theo chế độ cử tuyển gồm:

Thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này.

Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;

Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

Ngoài các tiêu chuẩn chung này, người được cử tuyển vào cao đẳng hay đại học còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định.

Quy định chuẩn giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh

Tại Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT về Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) cấp trung học phổ thông (THPT), có hiệu lực từ ngày 11.1.2021 và thay thế Thông tư 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13.1.2017.

Theo Chương trình môn GDQP&AN cấp THPT, giáo viên GDQP&AN được quy định thống nhất theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Nghị định của Chính phủ và Thông tư quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

100% giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường THPT và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình GDPT và đặc thù môn học.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống thiên tai cho giáo viên

Quyết định 3162/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch phòng, chống thiên tai Bộ GD-ĐT giai đoạn 2021-2025, có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 và thay thế Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT ngày 8.9.2011.

Theo đó, quy định việc bồi dưỡng, tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, người lao động như sau:

Xác định nội dung, phương pháp, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với từng đối tượng trong ngành Giáo dục.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo cốt cán ở Trung ương và địa phương về phương pháp tích hợp, lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào các môn học phù hợp với chương trình, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, nhà giáo về nội dung giáo dục phòng, chống thiên tai theo nội dung chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (2021).

 

https://laodong.vn/giao-duc/nhung-chinh-sach-moi-ve-giao-duc-co-hieu-luc-tu-2021-867026.ldo

Theo Thiên Hà (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.
Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

(GLO)- Song song với các tiết học chính khóa, nhiều trường học tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tổ chức ngoại khóa tiếng Anh nhằm tạo môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng nghe-nói cũng như thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ trong nhà trường.