Sau giữ chân, cần giữ lòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh đối lập giữa dòng người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai cố gắng trở về quê nhà khi mở cửa trở lại và các doanh nghiệp đứng trước tình trạng thiếu lao động trầm trọng đang đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.

Ngoài những người chẳng may mắc kẹt do dịch bệnh phải giãn cách xã hội không thể về nhà, bao nhiêu trong số những người đang tìm mọi cách rời khỏi tỉnh, thành đã từng gắn bó, đã từng coi đây là chốn mưu sinh? Tại sao khi mở cửa kinh tế trở lại, họ lại không muốn tiếp tục công việc của mình? Phải chăng họ không cần công việc nữa? Câu trả lời chắc chắn là không. Có thể chính họ cũng chưa biết về quê rồi sẽ làm gì. Nhưng trải qua những tháng ngày đối mặt với rủi ro dịch bệnh, với những khó khăn chưa từng thấy, phải ở yên trong các khu trọ chật chội, tồi tàn..., họ đã căng thẳng và sợ hãi. Thế nên tâm lý thà về quê có rau ăn rau, có cháo ăn cháo... là hoàn toàn có thể hiểu được. Thế nhưng, tình trạng này lại đang gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển và an toàn với dịch bệnh; làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi và xuất hiện tình trạng thất nghiệp ở địa bàn đến. Đó là lý do mới đây Tổng liên đoàn Lao động VN có công văn gửi các công đoàn địa phương, công đoàn ngành về các giải pháp giữ chân lao động.

Thực ra không chỉ ở đầu đi, mà ngay cả đầu đến - là các địa phương đón người dân trở về, áp lực cũng không hề nhỏ. Đơn cử như các tỉnh miền Tây đang phải căng mình ứng phó với dịch bệnh trong điều kiện thiếu thốn vắc xin thì chỉ tính từ 1.10 đến nay đã có khoảng 300.000 người về từ các vùng dịch. Các vấn đề an toàn phòng chống dịch, an sinh xã hội, công ăn việc làm... sau đó không thể không tính tới. Vì vậy, để giải bài toán nơi thừa nơi thiếu lao động, cần có sự tham gia của cả đầu đi và đầu đến. Việc phối hợp, hỗ trợ để giữ chân, để người lao động an tâm ở lại... cần được thực hiện đồng bộ.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn sau “giữ chân” là chúng ta phải tính đến giải pháp “giữ lòng” người lao động. Chỉ khi giữ được lòng thì họ mới thực sự gắn bó, chia sẻ và đồng hành cả trong khó khăn, gian khổ. Thực tế ngay khi TP.HCM mở cửa kinh tế trở lại, chúng tôi đã có làm một khảo sát bỏ túi với một số doanh nghiệp về vấn đề nhân lực, kết quả khá tương đồng. Những đơn vị có chính sách chăm lo đời sống, chia sẻ, động viên kịp thời với nhân viên trong thời gian dịch bệnh đều không sợ thiếu công nhân và ngược lại. Tương tự ở góc độ chính quyền, có khá nhiều vấn đề cần được đặt ra và giải quyết như nhà ở cho công nhân, hay các chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư... Bởi chính họ - những người lao động nhập cư, đã đóng góp một phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và nhiều địa phương khác. Giai đoạn phục hồi kinh tế trước mắt, càng không thể thiếu họ.

Chỉ khi họ an tâm về cuộc sống thì “đất lạ” mới “hóa quê hương”.

 

Theo NGUYÊN KHANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào những dấu son lịch sử

Tự hào những dấu son lịch sử

(GLO)- Khoảng 1 tháng trước khi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại tỉnh Điện Biên, trên khắp mạng xã hội đã rầm rộ lan truyền hàng ngàn clip ngắn quay lại cảnh tập luyện diễu binh, diễu hành của các lực lượng.
Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Vun bồi khát vọng cho người trẻ

Nhân 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên VN, T.Ư Hội Sinh viên VN, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" và đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người trẻ.
Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.