Đức Cơ gìn giữ, tôn tạo các di tích lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty (thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) có diện tích hơn 6 ha. Hàng năm, huyện thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của di tích này để người dân hiểu và chung sức gìn giữ, tôn tạo. Mới đây, huyện Đức Cơ cũng đã có kế hoạch xây dựng hoa viên đồi Chư Ty với các hạng mục: sân bê tông, bia di tích, bậc thang lên đồi, vườn cây, đài phun nước, hệ thống điện chiếu sáng, bãi đậu xe... với tổng kinh phí gần 12 tỷ đồng.
Cùng chúng tôi tham quan khu di tích, cựu chiến binh Trần Quang Nhận (tổ 2, thị trấn Chư Ty) cho hay: “Chiến thắng Đồn Chư Ty vào năm 1954 có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, khi UBND huyện chủ trương xây dựng hoa viên đồi Chư Ty, người dân rất ủng hộ. Công trình được xây dựng không chỉ bày tỏ lòng tri ân thế hệ đi trước mà còn là nơi để thế hệ trẻ tìm hiểu lịch sử. Vì lẽ đó, mỗi lần huyện tổ chức họp lấy ý kiến xây dựng hoa viên, tôi đều tham gia. Tôi cũng thường xuyên nhắc nhở người dân, nhất là các thanh-thiếu niên biết trân trọng, bảo vệ di tích”.
Rời khu di tích Chiến thắng Chư Ty, chúng tôi tới thăm di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ (xã Ia Kla). Di tích vừa được huyện Đức Cơ tôn tạo để tổ chức lễ đón bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp tỉnh. Anh Nguyễn Văn Hùng-Chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-cho hay: Công trình do Ban liên lạc Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) kêu gọi đóng góp xây dựng năm 2018 từ nguồn vốn xã hội hóa. Từ khi công trình đưa vào sử dụng, hàng năm, huyện Đức Cơ chi khoảng 70 triệu đồng để bảo vệ, tôn tạo.
“Diện tích của di tích rộng 593 m2 nhưng có một phần còn thuộc đất sản xuất của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) chưa bàn giao cho huyện. Khi Công ty bàn giao, huyện sẽ tiếp tục làm hàng rào bảo vệ và trồng thêm cây xanh tạo không gian xanh mát cho khuôn viên di tích”-anh Hùng cho hay.
Bia di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương
Bia di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương
Ông Võ Sỹ Bình-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-cho biết: Trên địa bàn huyện có 3 di tích lịch sử gồm: di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ, di tích Chiến thắng Chư Ty và di tích lịch sử “Cuộc nổi dậy phá Trại giam Cuty-Chư Drông”. Trong đó, di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ và di tích Chiến thắng Chư Ty đã được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
“Các di tích này đều được khoanh vùng bảo vệ, riêng công trình di tích Chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ hàng năm đều được chúng tôi hợp đồng với các đơn vị, cá nhân để bảo vệ, tôn tạo, tu bổ và đặc biệt là chuẩn bị các lễ dâng hoa, dâng hương khi có đoàn tới tham quan”-ông Bình cho hay.
Trao đổi với P.V, ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-thông tin: Việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu thêm về những địa danh lịch sử cũng như sự đóng góp, hy sinh của các thế hệ cha ông trong 2 cuộc kháng chiến. Vì vậy, huyện đang tích cực làm việc với các cơ quan, ban ngành để có những chủ trương cũng như tạo điều kiện về nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên nhằm duy tu, tôn tạo, sửa chữa sao cho xứng với tầm vóc lịch sử của từng công trình.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.