Người Bahnar ở Ayun liên kết sản xuất lúa nước theo hướng VietGAP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2019-2020, 104 hộ đồng bào Bahnar ở xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) liên kết với Hợp tác xã (HTX) Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến sản xuất lúa nước chất lượng cao theo hướng VietGAP. Đây là tiền đề quan trọng giúp bà con tiếp cận phương thức canh tác mới, nâng cao giá trị và chất lượng hạt lúa.

 

Thay đổi tập quán sản xuất

Cánh đồng trạm bơm Plei Bông (xã Ayun) rộng khoảng 41 ha, là nơi canh tác lúa nước của nhiều hộ đồng bào Bahnar từ lâu. Bà con phần lớn sản xuất theo phương thức truyền thống, ít đầu tư chăm sóc và thường dùng những giống lúa cũ nên năng suất không cao.

   Cán bộ nông nghiệp huyện Mang Yang hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa cho người dân xã Ayun. Ảnh: N.D
Cán bộ nông nghiệp huyện Mang Yang hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa cho người dân xã Ayun. Ảnh: N.D



Với mục tiêu giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất lúa nước, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình canh tác để nâng cao năng suất, vụ Đông Xuân 2019-2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang bắt đầu triển khai thực hiện Dự án phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa chất lượng cao tại xã Ayun với sự tham gia của 104 hộ đồng bào Bahnar có đất trên cánh đồng trạm bơm Plei Bông. Theo đó, hộ nhiều có 6-7 sào, hộ ít 1-2 sào. Các hộ tham gia chia thành 4 tổ, được hỗ trợ cùng một loại giống lúa HT1 và 50% phân bón các loại. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đưa cán bộ kỹ thuật xuống tận ruộng hướng dẫn cho bà con quy trình sản xuất lúa nước theo hướng VietGAP. Đặc biệt, sản phẩm khi thu hoạch sẽ được HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến bao tiêu với mức giá thấp nhất là 6.000 đồng/kg. Nếu giá thị trường cao hơn, HTX sẽ thu mua theo giá thị trường.

Ông Kơm (Plei Pông, xã Ayun) cho biết: “Nhà mình có 6 sào lúa nước 2 vụ. Mọi năm, nếu thời tiết thuận lợi gia đình cũng thu được 5,5 tạ lúa/sào. Lần đầu tiên tham gia sản xuất lúa nước cùng một giống HT1 nên bà con rất phấn khởi bởi được đầu tư giống, phân bón các loại, cán bộ kỹ thuật giám sát và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân. Đặc biệt, sản phẩm làm ra được HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến cam kết bao tiêu nên bà con rất yên tâm”.

Còn ông Hyưng (cùng làng) chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 sào lúa nước tham gia dự án. Cây lúa được canh tác theo phương pháp mới từ lúc làm đất, bón lót vôi, ủ giống đến sử dụng các loại phân theo từng giai đoạn sinh trưởng nên phát triển tốt, hiện đang bắt đầu giai đoạn làm đòng. Tôi hy vọng năng suất lúa HT1 sẽ cao hơn so với các giống cũ. Mừng nhất là không lo đầu ra của hạt lúa vì HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ cho bà con”.

Triển vọng mô hình

Diện tích lúa nước 2 vụ tại xã Ayun không nhiều, chỉ trên 200 ha mỗi năm nhưng địa phương này vẫn được xem là một trong những vựa lúa của huyện Mang Yang. Vì vậy, sự đầu tư từ Dự án phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP có sự liên kết giữa người dân và HTX đang mở ra cơ hội mới trong xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Ayun thời gian tới.

Hướng dẫn chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hướng dẫn chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng. Ảnh: Nguyễn Diệp



Ông Bùi Ngọc Thúc-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông-Lâm nghiệp Quyết Tiến-cho hay: “Ngoài hơn 35 ha đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con với mức giá ban đầu là 6.000 đồng/kg, HTX còn đầu tư thêm 6 ha liền vùng, liền thửa sử dụng cùng giống lúa HT1 sản xuất theo quy trình VietGAP. Trong thời gian tới, HTX đầu tư sân phơi, lò sấy và làm các dịch vụ khác phục vụ bà con sản xuất. Bước đầu, HTX nhận được sự hỗ trợ của huyện trong việc liên kết sản xuất lúa. Đây là tiền đề quan trọng để HTX tiếp tục liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa cho nông dân xã Ayun”.

 Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Lắm-Chủ tịch UBND xã Ayun-cho biết thêm: Đây là mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị được người dân ủng hộ tích cực. Nếu thành công trong vụ Đông Xuân 2019-2020, xã sẽ nhân rộng mô hình ở một số cánh đồng khác trên cơ sở liên kết sản xuất tiêu thụ lúa theo hướng bền vững.

 

 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.