Agribank Đông Gia Lai: Khẳng định vị thế, phát triển bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam-Chi nhánh Đông Gia Lai (Agribank Đông Gia Lai), hơn 3 thập kỷ qua là một chặng đường dài ghi nhiều dấu ấn đáng tự hào, từ bước đầu đổi mới những năm 1988-1991 đến mở rộng mạng lưới kinh doanh giai đoạn 1992-1996, nâng cao năng lực cạnh tranh thời kỳ 1997-2007 để tạo đà tăng tốc phát triển từ năm 2008 đến nay. Cũng chính những bậc thang trưởng thành đáng nhớ này là tiền đề quan trọng để Agribank nói chung, Chi nhánh Đông Gia Lai nói riêng không ngừng lớn mạnh, hiện đại, bản lĩnh, vững vàng khi bước sang thập kỷ mới.



Bước ngoặt lịch sử

Chỉ thị số 202/CT-HĐBT ngày 28-6-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng “về việc cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông-lâm nghiệp và kinh tế nông thôn” và sau đó là Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ “về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” được nhìn nhận là chính sách “chìa khóa” cực kỳ quan trọng, mở ra lối đi riêng cho hệ thống Agribank sau thời kỳ bao cấp. Cùng với cơ chế tín dụng, cơ chế khoán tài chính được Agribank ban hành và kiên trì thực hiện đã làm thay đổi tư duy kinh doanh trong mỗi cán bộ, viên chức, đề cao tinh thần tự chủ, sáng tạo cá nhân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc trong toàn hệ thống.

 Ra mắt Ban Chấp hành Đảng bộ Agribank Đông Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: P.T.T
Ra mắt Ban Chấp hành Đảng bộ Agribank Đông Gia Lai nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: P.T.T



Đối với Agribank Gia Lai, giai đoạn 1992-1996 là quãng thời gian đáng ghi nhớ khi hướng đầu tư tín dụng nông nghiệp, nông thôn, nông hộ đã có lối mở, tạo sự đột phá mạnh mẽ về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh so với trước đây. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay được thuận lợi, gắn với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh, Chi nhánh đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển mạnh mô hình liên phường, xã ở khu vực kinh tế tập trung. Giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng quy mô kinh doanh hàng năm của Chi nhánh đạt mức rất cao. Tính đến cuối năm 1996, nguồn vốn huy động đạt 150 tỷ đồng, tăng bình quân 48%/năm; dư nợ cho vay đạt 387 tỷ đồng, tăng bình quân 69%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ sản xuất là 289 tỷ đồng, tăng bình quân 125%/năm; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 29% cuối năm 1991 xuống còn 2% vào cuối năm 1996. Hiệu quả kinh doanh tăng vượt bậc nên đời sống cán bộ, viên chức ở giai đoạn này được cải thiện đáng kể. Qua đó, cán bộ, viên chức đều có tinh thần lao động hăng say, yêu ngành, yêu nghề, không quản ngại khó khăn để thực hiện cho vay, thu nợ với khối lượng công việc rất lớn trong điều kiện lao động thủ công. 

Tôi luyện qua thử thách

Giai đoạn 1997-2007 thực sự là lúc “lửa thử vàng, gian nan thử sức” với Agribank Gia Lai bởi khó khăn nối tiếp khó khăn. Cà phê sau thời kỳ hoàng kim bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng sâu về giá và kéo dài liên tục trong nhiều năm. Đối với Chi nhánh, dư nợ cho vay cà phê có thời điểm lên tới 50% tổng dư nợ nên đương nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp, quản lý tài chính chưa tốt nên một số doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh trên địa bàn không còn thuận lợi như trước, bắt đầu có sự cạnh tranh khi lần lượt nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn được thành lập.

Để tồn tại và phát triển buộc Agribank Gia Lai phải nỗ lực toàn diện, có giải pháp ứng biến linh hoạt, mạnh dạn thay đổi cơ cấu đầu tư. Trên tinh thần đó, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo tăng trưởng quy mô kinh doanh cả huy động vốn và đầu tư tín dụng, tạo nguồn thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Nhằm tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất vay vốn, Chi nhánh chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội thành lập, quản lý các tổ vay vốn. Đồng thời, Chi nhánh mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay, quản lý hạn mức dư nợ theo ngành, tiểu ngành kinh tế để phân tán rủi ro, làm tốt công tác xử lý nợ nhằm lành mạnh hóa chất lượng tín dụng. Một trong những điểm nổi bật ở giai đoạn này là việc chú trọng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực năng lượng tái tạo (thủy điện) vốn là thế mạnh của địa phương. Qua 5 năm triển khai, tính đến cuối năm 2007, Chi nhánh đã tài trợ, đồng tài trợ vốn cho 11 dự án thủy điện với tổng dư nợ lên đến 726 tỷ đồng, chiếm 13,6% tổng dư nợ. Đáng chú ý là các dự án trọng điểm như Thủy điện Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 và nhiều dự án thủy điện nhỏ. Sự bền bỉ, quyết tâm bứt phá trong 10 năm liên tục đã mang lại kết quả xứng đáng cho đơn vị. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khá cao: vốn huy động tăng 25,5%/năm, dư nợ tăng 27,1%/năm. Song song với việc đẩy mạnh quy mô kinh doanh, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, tích cực ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động tác nghiệp, đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Giữ vững vị thế, phát triển bền vững

Tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định quy mô, phát triển bền vững là những từ khóa phản ánh chính xác, toàn diện về Agribank Đông Gia Lai sau 4 năm chia tách từ ngôi nhà chung Agribank Gia Lai. Nếu như ở thời điểm tháng 11-2016, tổng dư nợ của Chi nhánh là 6.800 tỷ đồng, huy động vốn 3.600 tỷ đồng thì đến cuối năm 2019, tổng dư nợ đã đạt 11.229 tỷ đồng (tăng 65,9%), huy động vốn đạt 5.346 tỷ đồng (tăng 34,9%), thu dịch vụ tăng 88,23%, lợi nhuận tài chính tăng 56%. Nếu xét về tổng thể, thị phần dư nợ của Chi nhánh chiếm 12,2%, đứng thứ 3 về quy mô tín dụng so với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn; thị phần huy động vốn chiếm 14,4%, đứng đầu về quy mô huy động vốn; cơ cấu nguồn vốn tiếp tục duy trì mức độ bền vững, ổn định khá cao với tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu dư nợ tiếp tục được bố trí hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, phân tán rủi ro và đúng hướng chỉ đạo của ngành là ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn (chiếm tới 69,5% tổng dư nợ).

      Phối cảnh trụ sở làm việc của Agribank Đông Gia Lai. Ảnh: P.T.T
Phối cảnh trụ sở làm việc của Agribank Đông Gia Lai. Ảnh: P.T.T



Trong bối cảnh chung hiện nay, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh theo hướng bền vững; chú trọng công tác phát triển khách hàng, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu, lấy khách hàng làm trung tâm trong hoạt động kinh doanh; tăng trưởng tín dụng gắn với phát triển bền vững; đẩy mạnh huy động vốn, tạo lập nguồn vốn cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng; tăng tốc phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, sản phẩm dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ… Nhờ quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Chi nhánh đã đạt quy mô tăng trưởng khá cao trong những năm qua, chất lượng tín dụng được củng cố, thu nhập của người lao động được nâng cao, hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.

Hàng năm, Chi nhánh luôn quan tâm và động viên toàn thể cán bộ, viên chức tham gia tích cực công tác xã hội từ thiện. Trong 3 năm (2017-2019), Chi nhánh đã tài trợ cho hoạt động an sinh xã hội với tổng số tiền 19,6 tỷ đồng; trong đó đã đóng góp xây dựng 1 trường học tại huyện Kbang, mua tặng 1 xe cứu thương cho huyện Đak Đoa, xây 207 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo và tặng hàng ngàn suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

Với những kết quả đạt được, trong 2 năm 2017-2018, Chi nhánh được Agribank khen thưởng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, được Ngân hàng Nhà nước tặng cờ thi đua và UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua trong khối các ngân hàng thương mại nhà nước.

Nhằm đưa Agribank Đông Gia Lai ngày càng phát triển bền vững, giữ vững uy tín, hình ảnh và thương hiệu Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, trong năm 2020, Chi nhánh đặt mục tiêu phát triển bền vững quy mô kinh doanh, trên cơ sở đó tăng tốc phát triển dịch vụ và đảm bảo khả năng tài chính. Cụ thể, quy mô kinh doanh tăng trưởng 10-12% so với năm trước. Chi nhánh tăng cường huy động nguồn vốn tại địa phương và tranh thủ cân đối nguồn vốn từ hệ thống để đáp ứng nhu cầu tín dụng. Xuyên suốt mục tiêu tăng trưởng tín dụng gắn với bền vững, chuyển đổi cơ cấu, đưa nguồn vốn tín dụng đi vào thực chất lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời tiếp tục ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”. Song song với đó, Chi nhánh đẩy mạnh phát triển dịch vụ, chú trọng sản phẩm dịch vụ hàm lượng công nghệ cao, tiềm năng ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào phát triển sản phẩm dịch vụ; tăng cường quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động… giữ vai trò chủ đạo về cung ứng tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

 

PHAN TIẾN THU
Giám đốc Agribank Đông Gia Lai



 

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.