Người dân Ia Ma Rơn mừng đón nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư hơn 5,9 tỷ đồng, 400 hộ dân ở các thôn: Ma Rin 1, Ma Rin 2, Ma Rin 3, Đoàn Kết, Ma Sang và khu trung tâm xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa, Gia Lai) đã được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ công trình cấp nước tập trung của xã. 
Ong Rơ Lin-Trưởng thôn Ma Rin 3-cho biết: Thôn có 235 hộ. Trước đây, bà con chủ yếu lấy nước từ sông Ba về sinh hoạt. Cuối năm 2018, chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn WB đầu tư mở rộng đường ống đấu nối vào công trình cấp nước tập trung của xã và hỗ trợ bà con lắp đồng hồ nước. Nhờ đó, trong thôn đã có 86 hộ được sử dụng nguồn nước sạch từ công trình này.
Là hộ dân ở thôn Ma Rin 3 mới được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung của xã, ông Ksor Trơ phấn khởi nói: “Được sử dụng nguồn nước máy hợp vệ sinh, tôi rất yên tâm. Bình quân mỗi tháng, gia đình tốn 35-40 ngàn đồng tiền nước nhưng bù lại đỡ mất công ra sông lấy nước. Điều mong muốn của bà con là đơn vị cung cấp thường xuyên kiểm tra vệ sinh đường ống để đảm bảo chất lượng nguồn nước”.
 Công trình cấp nước tập trung xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) cung cấp nước sạch cho hơn 700 hộ sử dụng. Ảnh: N.D
Công trình cấp nước tập trung xã Ia Ma Rơn (huyện Ia Pa) cung cấp nước sạch cho hơn 700 hộ sử dụng. Ảnh: N.D
Công trình cấp nước tập trung xã Ia Ma Rơn được đầu tư xây dựng từ năm 2014 với quy mô cung cấp nước sinh hoạt cho 300 hộ dân trên địa bàn xã. Cuối năm 2018, chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn WB đã đầu tư hơn 5,9 tỷ đồng (ngân sách trung ương 80%, ngân sách tỉnh 10%, còn lại của huyện Ia Pa và các nguồn vốn khác) để tăng độ bao phủ nguồn nước sạch đến các hộ dân ở xã Ia Ma Rơn. Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh làm chủ đầu tư triển khai thi công mở rộng đường ống cấp nước đấu nối vào hệ thống đã được xây dựng trước đó để cung cấp nước sạch cho 400 hộ dân ở các thôn Ma Rin 1, Ma Rin 2, Ma Rin 3, Ma Sang, Đoàn Kết và khu trung tâm xã. Trong đó, chương trình hỗ trợ lắp đặt 400 đồng hồ nước đến các hộ gia đình. Đến nay, công trình đã đi vào hoạt động, mang lại niềm vui cho nhiều hộ dân nơi đây.
Ông Rmah Trim (thôn Ma Rin 1) cho biết: “Trước đây, bà con chủ yếu sử dụng nước giếng khoan. Do khu vực này giếng khoan cạn nên dễ bị xâm nhiễm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Từ ngày được lắp đặt hệ thống ống và đồng hồ đến tận nhà, nhiều hộ đã sử dụng nguồn nước này để rửa rau, nấu ăn, còn nước giếng khoan chỉ dùng tắm giặt. Mong muốn của bà con là công trình được vận hành tốt, đảm bảo cung cấp nước sạch thường xuyên để sử dụng ổn định”.
Vừa qua, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức khám bệnh cho người dân trên địa bàn xã Ia Ma Rơn và tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc sử dụng nước sạch đối với sức khỏe con người. Bác sĩ Lê Đình Trâm-Phó Trưởng khoa Phòng-chống bệnh không lây nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho hay: “Qua thăm khám và điều tra những bệnh mà người dân nơi đây thường gặp, chúng tôi tuyên truyền, vận động bà con nên sử dụng nước sạch, hạn chế sử dụng nguồn nước sông, suối không đảm bảo vệ sinh để tránh các bệnh ngoài da, đau mắt đỏ…”.
Trao đổi với P.V, ông Tăng Xuân Duẩn-Chủ tịch UBND xã Ia Ma Rơn-khẳng định: “Chương trình này bước đầu phát huy hiệu quả, được người dân ủng hộ. Nhiều hộ dân kiến nghị và mong muốn được đấu nối vào hệ thống đường ống mở rộng để có nguồn nước sạch sử dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa một số bệnh”.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.