Gia Lai: Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn đuối nước trong mùa mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình hình tai nạn đuối nước có chiều hướng gia tăng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ngày 5-9, UBND tỉnh đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng các chủ hồ thủy lợi, thủy điện tăng cường công tác phòng ngừa vấn đề này trong mùa mưa lũ năm 2019 cũng như các năm tiếp theo.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 18-6-2019 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác phòng-chống tai nạn đuối nước ở trẻ em; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây dựng, lắp đặt rào chắn, cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các sông, suối, hồ, đập và các khu vực nước sâu nguy hiểm để người dân biết, phòng tránh; yêu cầu các chủ hồ, đập, các hộ gia đình có hố đào chứa nước tưới cà phê, tiêu… phải cam kết với chính quyền địa phương thực hiện cắm biển cảnh báo, rào chắn và các biện pháp ngăn chặn người dân (nhất là trẻ em) đến tắm, đồng thời chịu trách nhiệm khi xảy ra đuối nước ở hồ đập, hố đào do mình quản lý, sử dụng nếu không có các biện pháp cảnh báo, ngăn chặn. Ngoài ra, vận động nhân dân không bơi lội qua sông, suối, ao, hồ hay vớt củi, đánh bắt cá khi nước lũ về; không ở lại nương rẫy, vùng có nguy cơ lũ quét khi có dự báo mưa lũ xảy ra...

Hồ 707 (xã Ia Krai, huyện Ia Grai)-nơi xảy ra vụ đuối nước khiến 1 bé trai tử vong vào đầu tháng 6-2019. Ảnh: M.T
Hồ 707 (xã Ia Krai, huyện Ia Grai)-nơi xảy ra vụ đuối nước khiến 1 bé trai tử vong vào đầu tháng 6-2019. Ảnh: M.T

Các đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện phải tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra đuối nước, thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, phòng ngừa; thông báo kịp thời việc vận hành xả lũ cho nhân dân, chính quyền khu vực công trình và vùng hạ du sau đập để chủ động phòng tránh; kiểm tra khu vực hạ du công trình trước khi vận hành xả lũ nhằm hạn chế các thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ tuyệt đối không để cho người dân (nhất là trẻ em) vào khu vực lòng hồ tắm, đánh bắt cá và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn đuối nước ở nơi mình quản lý. Đối với các hồ, đập tích nước có kết hợp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí trên mặt nước, ngoài việc cắm biển cảnh báo phải trang bị áo phao, có lực lượng và trang thiết bị cần thiết để cứu hộ cứu nạn.

Riêng Sở Nông nghiệp và PTNT cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ hồ, đập vận hành công trình theo đúng quy định; thực hiện cắm biển cảnh báo, lập rào chắn và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, phòng ngừa tai nạn đuối nước trong mùa mưa, lũ năm 2019 và các năm tiếp theo; báo cáo kết quả định kỳ về UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.