Rơ Mah Brê: Gương sáng làng Nhă

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từng giữ nhiều chức vụ trong hệ thống chính trị ở địa phương, sau khi được phân công làm Trưởng ban Công tác Mặt trận, ông Rơ Mah Brê (SN 1963, làng Nhă, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) tiếp tục là hạt nhân tập hợp sức mạnh đoàn kết để đưa làng Nhă ngày một đi lên.
Đón tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây khang trang nằm giữa làng, ông Rơ Mah Brê tự hào kể: “Làng Nhă là một trong những làng đầu tiên của tỉnh được công nhận danh hiệu văn hóa năm 1999. Dân làng Nhă vốn có truyền thống cách mạng, một lòng theo Đảng, luôn chấp hành chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, bà con làng Nhă chuyên tâm làm ăn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự thôn làng”.
Ông Rơ Mah Brê chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: P.V
Ông Rơ Mah Brê chăm sóc đàn bò của gia đình. Ảnh: P.V
Làng Nhă hiện có 115 hộ với khoảng 500 khẩu, trong đó có 18 hộ nghèo. Người làng chủ yếu làm rẫy, trồng cà phê và chăn nuôi heo, bò. Mấy năm gần đây, do dịch bệnh khiến nhiều loại cây trồng mất mùa, giá một số loại nông sản lại giảm mạnh nên ông Brê đã chủ động trồng xen canh bơ, sầu riêng trong 6 sào đất trồng cà phê, ngoài ra ông cũng dành vốn mua thêm 7 con bò và các loại gia cầm để vừa tăng thu nhập, vừa cung cấp thực phẩm cho gia đình. Thành công với mô hình đa cây, đa con, ông đã khuyến khích, hướng dẫn bà con làm theo. Nhiều hộ trong làng noi gương ông cũng đầu tư mở rộng chăn nuôi bò, dê, trồng thêm bơ, sầu riêng, mít Thái… để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Không chỉ đi đầu trong phát triển kinh tế, ông Brê còn là người có tiếng nói quyết định trong cộng đồng, được dân làng tin tưởng. Việc gì khó trong làng, ông đều tìm cách giúp tháo gỡ, giải quyết ổn thỏa. Trước đây, đường nội thôn nhỏ hẹp khiến việc đi lại, chuyên chở nông sản rất khó khăn. Vì vậy, ông Brê đã kêu gọi bà con đóng góp để mở rộng đường, nhà nào có đất trên các trục đường thì lùi hàng rào vào 0,5-1 m để con đường rộng rãi hơn. “Đoạn đường 500 m được Nhà nước đầu tư hơn 300 triệu đồng, tôi vận động bà con đóng góp thêm 62 triệu đồng. Các hộ nghèo, neo đơn thì đóng ít hơn. Ban đầu kêu gọi cũng có một vài ý kiến phản đối nhưng sau khi được giải thích đầy đủ thì mọi người đều đồng lòng”-ông Brê chia sẻ. Không chỉ làm đường, nhà sinh hoạt cộng đồng của làng Nhă cũng được xây dựng khang trang vào năm 2017 với sự chung tay đóng góp 105 triệu đồng từ phía người dân. Cây cầu từ làng Nhă đi xã Ia Rong (huyện Chư Pưh) cũng hình thành sau khi ông Brê vận động 6 hộ dân hiến đất, trong đó gia đình ông hiến hơn 1 sào.
Trong hoạt động của các tổ chức đoàn thể, ông Brê cũng luôn đi đầu. Bà Võ Thị Hồng Gấm-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Blang-cho hay: “Bất kỳ chương trình, hoạt động nào do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã triển khai, ông Brê đều nhiệt tình hỗ trợ. Những năm qua, nhờ có ông Brê kêu gọi, vận động thực hiện mà công tác trợ giúp hộ nghèo, hộ khó khăn trong làng của các cấp Hội trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn”. Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Nhă còn có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ hộ nghèo trong làng, từ hướng dẫn cách làm ăn đến chi tiêu hợp lý, hỗ trợ cây-con giống. 
Trước đây, gia đình bà Siu H'Nga thuộc diện hộ nghèo. Chẳng những chỉ dẫn bà HNga cách làm ăn, ông Brê còn hỗ trợ cây giống, kêu gọi thanh niên đến đào hố và chị em phụ nữ giúp ngày công trồng cà phê. Từ sự giúp đỡ thiết thực đó cộng với nỗ lực của gia đình nên hộ bà H'Nga đã vươn lên thoát nghèo vào năm 2018.

Ông Nguyễn Văn Khôi-Chủ tịch UBND xã Ia Blang: “Ông Rơ Mah Brê là đảng viên gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương. Không chỉ vậy, ông còn tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong làng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, kinh tế ngày càng khởi sắc, được lựa chọn xây dựng làng nông thôn mới của địa phương”.

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.