Ia Pa: Chuyển diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 niên vụ gần đây, giá mía nguyên liệu giảm sâu khiến đời sống của nhiều nông dân ở huyện Ia Pa, Gia Lai gặp khó khăn. Trước tình hình đó, bà con đã chuyển đổi hơn 2.000 ha mía kém hiệu quả sang trồng mì, điều, cây ăn quả và các loại rau màu. Tuy nhiên, do nguồn lực hỗ trợ của địa phương còn hạn chế nên việc chuyển đổi cây trồng của nông dân gặp không ít khó khăn. 
Bỏ mía trồng mì
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa, trong 2 năm gần đây, nông dân trong huyện đã chủ động chuyển đổi hơn 2.000 ha mía sang các cây trồng khác (tổng diện tích mía toàn huyện hiện chỉ còn lại 3.200 ha). Diện tích chuyển đổi chủ yếu là ở vùng đất cao, khô cằn, không chủ động nước tưới nên năng suất thấp. Trong đó, đa số diện tích chuyển đổi sang trồng mì. Vì thế, tổng diện tích mì trên địa bàn hiện đã tăng lên hơn 9.000 ha. 
Ông Lê Văn Biên-Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-cho biết: Nông dân từ bỏ cây mía chuyển sang cây mì vì nhà máy đường thu mua mía nguyên liệu với giá thấp, bà con không có lãi. Ngoài ra, lịch đốn mía kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Trong khi đó, mấy năm nay thời tiết nắng hạn kéo dài nên đa số bà con lựa chọn cây mì để trồng thay thế cây mía kém hiệu quả. Riêng tại xã Pờ Tó, nông dân đã chuyển đổi hơn 1.000 ha mía sang trồng mì.
  Anh Cao Xuân Thuyết (làng Klá, xã Pờ Tó) phá bỏ rẫy mía để trồng 5 ha điều. Ảnh: Đ.P
Anh Cao Xuân Thuyết (làng Klá, xã Pờ Tó) phá bỏ rẫy mía để trồng 5 ha điều. Ảnh: Đ.P
Một nguyên nhân nữa khiến nông dân Ia Pa từ bỏ cây mía là mấy năm qua bệnh trắng lá mía bùng phát mạnh trên địa bàn huyện. Năm ngoái, toàn huyện có hơn 1.600 ha mía bị bệnh trắng lá gây hại. Ngoài hàng trăm héc ta mía nhiễm nặng buộc nông dân phải cày bỏ, những diện tích còn lại cũng bị sụt giảm đáng kể sản lượng. Anh Lâm Thanh Tình (thôn Bình Trung, xã Chư Răng) có hơn 6,2 ha mía ở cánh đồng Bình Trung 2A, năm ngoái bị bệnh trắng lá gây hại nên phải cày bỏ hết toàn bộ để chuyển sang trồng mì. Anh Tình chia sẻ: “Gia đình tôi và hàng ngàn nông dân ở cả khu vực Đông Nam tỉnh gắn bó với cây mía từ nhiều năm nay. Cuộc sống của nhiều hộ khá lên là nhờ liên kết với Nhà máy Đường Ayun Pa để trồng mía. Thế nhưng, 2 năm vừa qua, chúng tôi đã dần mất niềm tin vào cây mía, một phần do bệnh trắng lá gây hại, phần nữa do nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá thấp nên không có lãi, nhiều người còn bị thua lỗ. Vì vậy, chúng tôi phải từ bỏ cây mía để chuyển sang các loại cây trồng khác”.
Cần chính sách hỗ trợ nông dân
Ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTTN huyện Ia Pa-cho biết, trước tình hình khó khăn của ngành Mía đường trong mấy năm gần đây và dự báo khó khăn sắp tới, chính quyền địa phương cũng đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và các xã khuyến cáo người dân cố gắng giữ diện tích mía có năng suất cao để ổn định thu nhập; đồng thời, chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác như: điều, cây ăn quả, rau màu… Riêng cây mì, dù được khuyến cáo không tăng diện tích nhưng bà con nông dân tự phát trồng nhiều vì đây là loại cây dễ trồng, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng nắng hạn. “Cùng với chủ trương tái canh vườn điều, trong 2 năm gần đây, huyện đã hỗ trợ nông dân về giống, phân bón để họ chuyển đổi được gần 500 ha mía kém hiệu quả sang trồng điều; cùng với đó là hơn 500 ha mè, dưa, đậu đỗ các loại, 50 ha cây ăn quả… Trong đó, riêng 475 ha mè đang thu hoạch cho thu nhập khá, đạt hơn 20 triệu đồng/ha”-ông Hùng nói.
Mặc dù nhu cầu chuyển đổi cây trồng của nông dân rất lớn nhưng nguồn lực hỗ trợ của chính quyền địa phương thì có hạn. Vì thế, nông dân đang phải tự thân vận động là chính. Anh Cao Xuân Thuyết (làng Klá, xã Pờ Tó) đã phá bỏ rẫy mía để trồng 5 ha điều. Anh Thuyết nói: “Trồng điều thì phải 3-5 năm mới cho thu hoạch nên chúng tôi phải lấy ngắn nuôi dài, trồng xen cây mì để có thu nhập trang trải cuộc sống trước mắt trong khi chờ cây điều lớn lên”.
Để góp phần hỗ trợ người dân, vừa qua, huyện Ia Pa cũng đã liên kết với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao triển khai mô hình trình diễn trồng 4 ha dứa Cayen ở xã Pờ Tó và hơn 11 ha chuối tiêu hồng ở xã Chư Răng, Kim Tân. Bước đầu, các mô hình này cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. “Sắp tới, chờ mưa xuống, chúng tôi vận động người dân tiếp tục trồng điều và mở rộng diện tích cây ăn quả, rau màu… để góp phần nâng cao thu nhập”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa cho biết thêm.
 ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.