"Ngôi nhà bình yên" ở Gia Lai của trẻ bị xâm hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những trẻ em bị xâm hại tình dục, bị tổn hại thân thể, sang chấn tâm lý đều được Trung tâm Bảo trợ xã hội Tổng hợp (BTXHTH) tỉnh Gia Lai tiếp nhận để chăm sóc, hỗ trợ khẩn cấp, giúp các em ổn định tâm lý, vượt qua biến cố cuộc đời. Vì vậy, mọi người đều gọi nơi đây là “ngôi nhà bình yên” của trẻ bị xâm hại.
Nỗi đau đến từ người thân
Theo lời kể của cô Nguyễn Thị Thanh-nhân viên Trung tâm BTXHTH tỉnh, em R.M.M. (5 tuổi, xã Ia Krai, huyện Ia Grai) là trường hợp bị chính cha đẻ xâm hại tình dục. Lợi dụng lúc cả nhà đi vắng, cha bé M. đã xâm hại em. Sau khi người dân trong làng phát hiện vụ việc, em đã được nhân viên Trung tâm BTXHTH tỉnh, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ia Grai, UBND xã Ia Krai đưa đi khám, tư vấn tâm lý và đưa vào Trung tâm. “Lúc đó, bé M. luôn trong tình trạng vô cùng hoảng loạn, không muốn tiếp xúc với ai. Thấy bất kỳ người đàn ông nào là bé ngay lập tức chui vào gầm bàn hay trốn sau bất cứ vật gì có thể che chắn được. Chúng tôi đã phải ăn, ngủ, chơi cùng bé, mua những đồ chơi bé thích để bé bớt sợ hãi”-cô Thanh nhớ lại.
Một trường hợp khác là em R.L.N. (14 tuổi, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) bị cha dượng nhiều lần hiếp dâm khiến em có thai khi mới 13 tuổi. Trong lúc khủng hoảng tâm lý, N. đã được nhân viên Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê đưa lên Trung tâm BTXHTH tỉnh để tạm lánh. Sau 15 ngày được các cô tại Trung tâm chăm sóc, tham vấn, em N. đã ổn định tâm lý, trở về với cuộc sống thường ngày.
 Trẻ em bị xâm hại tình dục được các cô ở Trung tâm BTXHTH tỉnh tận tình chăm sóc, nuôi dạy.   Ảnh: G.H
Trẻ em bị xâm hại tình dục được các cô ở Trung tâm BTXHTH tỉnh tận tình chăm sóc, nuôi dạy. Ảnh: G.H
Bà Tạ Thị Anh Đào-Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh-chia sẻ: “Các bé bị xâm hại tình dục khi mới đến Trung tâm luôn có tâm trạng hoảng loạn, sợ hãi nhưng sau đó đã ổn định tâm lý, vui đùa cùng các bạn. Có bé nhớ nhà, Trung tâm đưa về gia đình thì bị người trong làng kỳ thị, không hòa nhập được với cộng đồng nên lại muốn theo các cô về Trung tâm. Tại đây, các bé được sống bình yên trong ngôi nhà chung, có các cô là người thân, người mẹ thứ 2 và là người thầy thuốc chữa lành vết thương tâm hồn của các bé”.
“Ngôi nhà bình yên”
Trung tâm BTXHTH tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn, người khuyết tật còn một phần khả năng lao động, người tâm thần. Đây cũng là nơi tham vấn, tạm lánh, hỗ trợ khẩn cấp của những trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay, Trung tâm đã thực hiện tham vấn, tư vấn, hỗ trợ tâm sinh lý cho 1.304 lượt đối tượng trong Trung tâm và cộng đồng. Đồng thời, nắm bắt thông tin và thực hiện quản lý 43 trường hợp, trong đó có 8 ca trẻ em bị xâm hại tình dục tại các huyện: Ia Grai, Chư Sê, Đức Cơ, Phú Thiện.
Sau hơn 1 năm được sống trong tình yêu thương của các cô nuôi dạy trẻ và sự đoàn kết của các bạn trong “ngôi nhà bình yên”, bé R.M.M. đã vui vẻ trở lại. “Con ở đây rất vui, đến lớp học có rất đông các bạn cùng chơi, cùng học. Ở nhà, con còn được đi giặt đồ cùng mẹ Thanh, mẹ Lý. Con muốn ở lại đây với mọi người thôi”-bé M. nói.
Tuy nhiên, việc che chở, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại của Trung tâm BTXHTH tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn như: việc tiếp nhận thông tin về đối tượng-đặc biệt là đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp-còn gặp nhiều khó khăn do không có mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn; cán bộ phụ trách công tác Lao động-Thương binh và Xã hội cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng không nắm bắt hết được; các quy trình, thủ tục tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp còn hạn chế; một số huyện, xã chưa phối hợp trong công tác hoàn thiện hồ sơ và hỗ trợ kinh phí...
­Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Trung tâm BTXHTH tỉnh nhấn mạnh: “Để Trung tâm thực sự trở thành “ngôi nhà bình yên”, là nơi bảo vệ, che chở, chữa lành vết thương tâm hồn cho các bé, chúng tôi cần lắm sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Đồng thời, phụ huynh cũng cần cung cấp cho con em những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục giới tính. Khi cần tham vấn, hỗ trợ khẩn cấp hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng: (0269) 3868000”. 
GIA HÂN

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.