Trường Tiểu học Ia Nhin: Quan tâm hỗ trợ học sinh khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật thể nhẹ được đến trường là việc làm ý nghĩa mà Trường Tiểu học Ia Nhin (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) đang nỗ lực thực hiện nhằm giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường bình đẳng, xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Trường Tiểu học Ia Nhin là ngôi trường khá đặc biệt: mỗi lớp đều có 1-2 học sinh khuyết tật thể chất hoặc trí tuệ ở thể nhẹ. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ đắc lực của giáo viên chủ nhiệm và nhân viên nhà trường, các em đều được tạo điều kiện không chỉ trong học tập mà còn trong các sinh hoạt chung từ bể bơi đến thư viện. Cô Hoàng Thị Thu-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Hiện nay, nhà trường có khoảng hơn 20 học sinh khuyết tật đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Để thu hút được số học sinh này đến trường, hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa, nhà trường đã áp dụng nhiều cách làm hiệu quả dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo”.
 Một em học sinh khuyết tật (thứ 3 từ trái sang) được cô Lê Thị Quỳnh Ly hướng dẫn tận tình trong một buổi đọc sách ở thư viện. Ảnh: N.G
Một em học sinh khuyết tật (thứ 3 từ trái sang) được cô Lê Thị Quỳnh Ly hướng dẫn tận tình trong một buổi đọc sách ở thư viện. Ảnh: N.G
 
Bà Hồ Thị Thảo-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah: “Chúng tôi luôn khuyến khích các trường tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật được hòa nhập vì đây là việc làm nhân văn; đồng thời xây dựng khung đánh giá chất lượng riêng cho học sinh khuyết tật. Trong đó, Trường Tiểu học Ia Nhin là điểm sáng trong công tác thu hút học sinh khuyết tật, nhiều lần được chọn làm điểm tổ chức Ngày hội truyền thông về quyền được giáo dục của người khuyết tật toàn ngành”.

Nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam hàng năm (18-4), Trường Tiểu học Ia Nhin đều tặng quà và tổ chức trò chơi cho học sinh khuyết tật thông qua “Ngày hội truyền thông về quyền được giáo dục của người khuyết tật”. Kinh phí tổ chức lên đến hàng chục triệu đồng, được Ban Giám hiệu nhà trường vận động, quyên góp. Ngày hội này có sự tham gia của học sinh toàn trường và phụ huynh với mục đích tuyên truyền về sự chia sẻ, cảm thông, không xa lánh, kỳ thị đối với học sinh khuyết tật. “Thông qua các trò chơi tương trợ lẫn nhau giữa một học sinh bình thường và một học sinh khuyết tật, chúng tôi giáo dục các em tinh thần giúp đỡ, gần gũi với các bạn kém may mắn hơn. Phụ huynh có con em bị khuyết tật qua đó cũng yên tâm cho con em hòa nhập”-cô Thu bày tỏ thêm.
Không dừng lại ở đó, những gương sáng về người khuyết tật cũng được các lớp và nhà trường sưu tầm, kể trước cờ hàng tuần cho học sinh nghe. Là người trực tiếp “truyền lửa” cho học sinh khuyết tật, cô Lê Thị Quỳnh Ly-nhân viên thư viện Trường Tiểu học Ia Nhin-nói: “Để giúp các em có thêm nghị lực trong cuộc sống, tôi thường chọn những câu chuyện truyền cảm hứng về những người khuyết tật như: cậu bé Bôm-con trai nghệ sĩ Quốc Tuấn, Lê Hương Giang-người dẫn chương trình bị khiếm thị của VTV, Nick Vujicic và nhiều người khuyết tật thành công, hạnh phúc khác. Ngoài ra, trong các giờ đọc, tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt để gieo vào lòng các em sự hứng thú, niềm vui và hạnh phúc thông qua các trang truyện cổ tích”.
Trên chặng đường giáo dục hòa nhập, không thể không nhắc đến những khó khăn, vất vả của giáo viên chủ nhiệm khi trong lớp có học sinh khuyết tật. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải tâm huyết và kiên nhẫn giúp các em tiến bộ. Cô Bùi Thị Hà-một trong những giáo viên tích cực vận động, thu hút học sinh khuyết tật đến trường-bày tỏ: “Với trẻ khuyết tật, giáo viên phải có phương pháp để giúp các em hòa nhập, hạnh phúc với sự tiến bộ của mình. Chúng ta không thể ép một học sinh bị mất một chân chạy tốc độ, bắt học sinh khiếm thính nghe một bài hát, một học sinh bị khiếm thị cảm nhận vẻ đẹp của một bông hoa... Nói như vậy để khẳng định rằng chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa không quá quan trọng với học sinh khuyết tật, mà quan trọng là tạo cho các em một môi trường hòa nhập, vui chơi phù hợp với các bạn cùng trang lứa, khuyến khích, động viên để các em thấy mình có ích”.
Để hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh khuyết tật, Trường Tiểu học Ia Nhin đã lập ra một tổ tư vấn gồm: Ban Giám hiệu, nhân viên y tế trường học, thủ thư, nhân viên bảo vệ... để sẵn sàng chăm sóc, giúp các em ổn định tâm lý. Bằng những cách làm ấy, nhà trường còn thu hút được học sinh khuyết tật các xã lân cận đến trường. Đơn vị này cũng chú trọng tuyên truyền, động viên các gia đình làm hồ sơ để hưởng chế độ khuyết tật cho con em; vận động các gia đình phụ huynh đồng hành cùng nhà trường trong việc tạo môi trường hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.