Khi cựu binh là "lão nông tri điền"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nói về cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài (thôn 2, xã Ia Pia), ông Mai Khắc Tuấn-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Chư Prông (Gia Lai)-cho biết: “Đây là hội viên làm kinh tế rất giỏi với thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm và rất có tâm với những người xung quanh”.
Ông Tài kể, năm 1984, ông rời quân ngũ và chuyển công tác sang một công ty thương nghiệp ở huyện Chư Prông. Sau khi công ty giải thể, ông chuyển sang làm kế toán của xã Ia Pia (huyện Chư Prông) và gắn bó luôn với mảnh đất này. Nhận thấy đất đai ở Ia Pia màu mỡ, vợ chồng ông đem hết số tiền tích góp bấy lâu mua 4 ha đất để trồng cà phê và hồ tiêu. Những năm sau đó, do giá cả cà phê bấp bênh nên ông chỉ duy trì 3 ha đã trồng, đồng thời mua thêm đất và tập trung mở rộng diện tích hồ tiêu lên 6.000 trụ. Cũng trong thời gian này, ông trồng thêm 100 cây bơ booth vào diện tích cà phê để có trái cây sạch phục vụ nhu cầu của gia đình. “Không ngờ, khi bơ được thu hoạch, thương lái vào tận vườn thu mua với giá 70 ngàn đồng/kg. Lúc này, tôi mới nghĩ đến việc mở rộng diện tích trồng bơ”-ông Tài bộc bạch.   
  Cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài bên vườn bơ của gia đình.    Ảnh: A.H
Cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài bên vườn bơ của gia đình. Ảnh: A.H
      
Năm 2012, ông Tài khăn gói sang Đak Lak, tìm đến vườn bơ của ông Trịnh Xuân Mười-người được gọi là “vua” bơ Tây Nguyên-để học hỏi kinh nghiệm và mua 500 cây bơ giống các loại: bơ mỡ, bơ booth, bơ 034 về trồng. “Trước đây, người ta trồng cây muồng xen giữa các hàng cà phê để chắn gió. Bây giờ, thay vì trồng muồng, tôi trồng bơ, vừa có thể chắn gió, vừa mang lại nguồn thu nhập”-ông Tài nói về hiệu quả “kép” của vườn cây. Mặt khác, theo ông Tài, trồng cây ăn quả tốn ít công mà hiệu quả lại cao hơn so với trồng cà phê, hồ tiêu. “Mỗi héc ta cà phê sau khi trừ chi phí chỉ còn lãi khoảng 50 triệu đồng, nhưng riêng 500 cây bơ năm vừa rồi, gia đình tôi thu được 37 tấn, bán với giá bình quân 20 ngàn đồng/kg, vị chi được khoảng 740 triệu đồng”-ông Tài dẫn chứng.
Hiệu quả kinh tế từ cây bơ mang lại khiến ông mạnh dạn đầu tư trồng thêm cây mít Thái và cây sầu riêng. Hiện tại, gia đình ông đang có 4 ha cà phê, 2 ha hồ tiêu và 2 ha cây ăn quả. Trong 4 ha cà phê, ông Tài chỉ giữ lại 1 ha trồng bằng giống cũ cách đây gần 20 năm; diện tích còn lại ông tái canh bằng giống cà phê xanh lùn và TR4. Ông Tài cho rằng, giống cà phê mới này cây không quá cao nhưng tán rộng và có khả năng chịu hạn tốt, năng suất bình quân đạt khoảng 5 tấn nhân/ha.
Không chỉ là “lão nông tri điền”, cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài còn là chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh phân bón và thu mua nông sản. Bằng khả năng của mình, ông luôn sẵn lòng giúp đỡ các hội viên Hội Cựu chiến binh và người dân trong vùng về kỹ thuật trồng trọt; bình quân mỗi năm bán trên 200 tấn phân bón trả chậm, không tính lãi suất; đào hồ nước tưới cà phê, hồ tiêu cho người dân đến khi thu hoạch mới lấy tiền...
Nói về “cái tâm” của ông Tài, ông Mai Khắc Tuấn cho biết: “Ngoài giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng, cựu chiến binh Đỗ Tấn Tài còn tạo điều kiện cho hội viên và người dân vay vốn phát triển sản xuất với số tiền hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, ông còn tích cực tham gia các phong trào tại địa phương cũng như phong trào của Hội... Đặc biệt, năm 2019, ông đã hỗ trợ 10 triệu đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho hội viên nghèo trong huyện”.
PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.