"Lời nói, gói vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ông bà ta vốn rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Cái cách mà họ gửi gắm những lời khuyên nhủ, tâm tình vào trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ… cũng vậy, ý nhị mà thấm thía vô cùng. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Cũng là một lời nói nhưng sao có “lời nói, gói vàng” và cũng có “lời nói, đọi máu”? Quả thật rất đáng để chúng ta suy ngẫm. 
Theo nhà thơ Gamzatov, không có lời nói nào đơn thuần chỉ là lời nói. Tức là một lời đã nói ra bao hàm cả thái độ, tình cảm, mục đích của người nói. Nó chứa đựng sức mạnh vô hình mà đôi khi chính người nói ra cũng không thể nào ngờ tới.
Trong giao tiếp hàng ngày, chuyện va chạm giữa người với người là không tránh khỏi. Đáng tiếc là khi phát sinh tình huống ngoài ý muốn, nhiều người thốt ra những lời lẽ rất nặng nề. Họ dùng lời nói để giải tỏa cơn nóng giận tức thời của bản thân mà không cần để ý đến cảm nhận của người khác. Đặc biệt, khi người ta đã có chủ ý sử dụng lời nói như một vũ khí để công kích, bêu riếu hay tấn công ai đó thì lời nói càng có tính sát thương mạnh. Một lời nói cay nghiệt sẽ đóng đinh vào tâm trí của người nghe. Cái dư âm buồn bã từ đó cứ kéo dài mãi, ám ảnh mãi.
Thật khó chịu khi phải đối diện với một người nói năng khiếm nhã, chua cay. Trong cuốn sách “Sống một cuộc đời đáng sống”, nữ nhà báo Maria Shriver đã từng nhắc đến câu thơ: “Hãy nói lời yêu thương, đừng nói lời cay đắng-trễ lắm rồi”. Đúng là chúng ta có quá ít thời gian để sống và trao gửi yêu thương. Mỗi người đều chất chứa những nỗi niềm riêng. Xót xa nào cũng cần được xoa dịu, nâng đỡ. Thật tốt đẹp biết bao khi đến để nói cho nhau một lời ân cần, dịu dàng. Không phải lúc nào “khéo miệng” cũng “xấu bụng” như cái định kiến mà người ta vẫn thường kháo nhau. Trên thực tế, dù góp ý chân thành, thẳng thắn cho những khiếm khuyết, sai lầm thì cũng cần phải chọn lời nói dễ nghe.
Đôi khi, chỉ với một lời nói dễ nghe, chúng ta đã góp phần tạo dựng môi trường sống và làm việc yên ổn, thân thiện. Cuộc sống nhọc nhằn biết bao! Mỗi người trong chúng ta dễ tổn thương biết bao! Sao không hành xử nhã nhặn hơn để nối dài niềm vui và tránh cho nhau những tổn thương không đáng có? “Một thương tóc bỏ đuôi gà/Hai thương ăn nói mặn mà có duyên” là vậy. Lời lẽ dịu ngọt mà chân thành bao giờ cũng cuốn hút và chiếm được cảm tình của người nghe. Muốn được vậy, ta cần suy nghĩ cho kỹ trước khi thốt ra lời. Trong mọi tình huống, đều phải cẩn trọng với lời nói của mình, nhất là khi bàn về chuyện của người khác.
Thực ra, ở một chừng mực nào đó, lời nói vẫn chỉ là lời nói, còn sử dụng chúng như một vũ khí sát thương hay như một vị thuốc chữa lành thì đó là lựa chọn của mỗi người. Cũng không thể quy chụp, đánh giá bản chất của con người qua một lời nói thoáng chốc. Nhưng rõ ràng, lời nói là biểu hiện cụ thể của lối ứng xử. Và chính lối ứng xử ấy cũng góp phần làm nên cốt cách của một con người.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...